Được tạo bởi Blogger.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Kỹ thuật làm nước gà chọi trước và sau trận đấu

 
ga-choi-nguyen-nghia
nguyễn nghĩa

Trước khi vào phần kỹ thuật làm nước ,NGUYỄN NGHĨA xin được nhấn mạnh đến một vài kỹ thuật sơ đẳng mà người nài nước cần phải biết. Khi ra trường làm nước cho gà nòi đòn người nài nước phải mang theo "bộ đồ nghề" riêng, trong đó chuẩn bị một số đồ phụ tùng như sau: 
một Khăn nhỏ làm nước (loại khăn rửa mặt hình vuông khoảng 25cm x 25cm hay 30cm x 30cm), nên dùng loại khăn dễ thấm nước và dễ dàng vắt khô. 
một Cuộn chỉ nhợ (để khớp mỏ gà), lưỡi lam, kéo nhỏ 
một Hộp mỏ gà (mỏ trên của gà giữ lại sau mỗi lần làm gà ăn thịt, bóc mỏ trên ra và hong gió cho mỏ khô và cất vào hộp giữ lại). 
10 Lông cứng ở cánh gà 
6 Lông cứng ở đuôi gà 
Hộp phó-mát (vaseline) hay kem bôi mắt loại nhỏ.
một Hộp nhỏ chứa ít đất sét trắng (loại làm đồ gốm)

lam-nuoc
chữa gà

1. Người làm nước (chữa gà ) luôn cầm chiếc khăn làm nước trong tay. Nên lựa vị trí thích hợp ngồi gần sô nước để dễ nhúng khăn làm ướt cho dễ. Khăn phải được giữ lúc nào cũng ướt đẫm nước để người chữa cho gà có thể lấy miệng hút nước từ khăn để phun sương cho gà. Người làm nước phải tập cách phun sương cho gà bằng cách hút nước từ khăn 1 ngụm nhỏ vừa đủ dễ phun thành sương hơn. Nếu hút nhiều nước quá phun sẽ thành giọt nước làm gà ướt không đều. Khăn phải đủ mềm và nắm gọn trong tay để nài nước có thể dùng 1 tay để vắt khăn nước, vì có thể tay kia phải dùng để giữ gà, nâng gà lên trong lúc nghỉ giải lao để phun nước dưới lườn, trong nách, vv,... 
2. Cuộn chỉ nhỡ, đừng dùng chỉ may quần áo vì sợi chỉ quá nhỏ khi khớp mỏ dễ bị rối. Nên dùng loại chỉ nhỡ bằng bông (cotton) lớn gấp 2 hay 3 sợi chỉ may thông thường. Cách khớp mỏ gà sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn ở phần IV. 
3. Thường thì người sư kê nên thủ theo một hộp "mỏ gà". Đây là những mỏ trên của gà giữ lại từ những con gà bị giết làm thịt. Mỏ trên của gà khi được bóc ra nên để trong chỗ mát hong gió cho khô chứ không nên phơi nắng. Khi mỏ đã khô nên bỏ vào hộp cất. Đây là món đồ nghề ít được xử dụng đến. Sau mỗi hiệp ra làm nước là chủ gà  phải xem xét mỏ gà nhà xem có bị lên mỏ không ? Nhất là khi gặp đối phương là con gà đá mé mặt thật hay, hoặc là con gà đối phương giỏi ra chong ngọn mặt và đá vuốt mặt - từ 2 lỗ tai ra tới đầu mỏ. Trong những trường hợp này gà nhà sẽ mau bị rêm và kém mỏ. Nếu vào nước không chú ý vào khớp mỏ gà sớm, trong lúc giao đấu có thể gà nhà sẽ bị đối phương đá văng mất mỏ. Đây là lúc cần hộp mỏ gà để thay mỏ trên cho gà. Mỏ gà thay sẽ được đan bằng lớp chỉ nhỡ bên ngoài giúp cho con gà có thể mổ tạm và ghìm đầu đối thủ để lên chân. Tốt nhất là nên thử ở nhà trước những mỏ nào vừa vặn có thể dùng cho con gà nhà nếu phải cần dùng đến. 
4. Lông cánh mang theo dùng để thay vào cánh nếu gà bị gãy lông cánh không đập cánh để bay cao. Thường thì ít trường nào cho thay lông cánh gà trong đấu trường. Nếu những lông ống trong cánh gà thiếu thì nên thay trước ở nhà. Theo lối xưa thì thay bằng chỉ, nhưng hiện nay có nhiều cách thay cánh gà nhanh và chắc hơn đó là dùng súng bơm keo để dán lông ống ở cánh. 
5. Lông đuôi mang theo để thay vào đuôi nếu gà bị té nhiều do gà yếu gối nên khi nhảy dễ bị té và sẽ làm gà bị gẫy lông đuôi nhiều hơn. Tuy nhiên thường là nên thay lông đuôi ở nhà trước khi mang gà ra trường. 
lam-nuoc
làm nước

A. Làm nước trước khi thả gà: Gà không có những hạch hay tuyến xuất mồ hôi như người. Gà dùng lớp biểu bì (da) để tải nhiệt ra ngoài và làm giảm thân nhiệt bằng cách uống nước để giảm nhiệt trong huyết quản. Do đó Trước khi thả gà con gà phải được làm mát tối đa nhưng không làm ướt lông cánh và những phần lông còn lại trên người làm cho gà nặng mình khó bay nhảy. Lấy khăn nước và cho gà uống nước một ngụm lớn bằng cách vắt nước chảy từ ngón tay cái vào miệng gà, lúc gà đang nuốt nước là lúc người làm nước hút nước từ khăn và bắt đầu phun sương từ trên đầu xuống chân phía trước, rồi chuyển ra phía sau theo thứ tự sau đây cho dễ nhớ. (*) - Ngồi trực diện với con gà, phun sương từ mỏ xuống cổ, rồi phun nước vào 2 nách non (cả hai bên). Nhấc gà lên phun sương vào đùi và 2 chân. Chuyển gà ra phía trước, phun sương sau ót gà phun tới. Phun sương từ cổ cần xuống giây chằng phía sau chảng ba. Nhấc gà lên, phun vào phía bụng và lườn gà. Lấy khăn nước lau mát 2 đùi và vuốt xuống hai chân gà. Vắt khăn thật khô, lau mặt gà, cổ cần, vuốt nước cho khô ở lông ức, lông cánh, lông mã, lông đùi. Xong rồi xả khăn cho sạch. Lấy nước vào khăn và làm nước lần thứ hai như đã hướng dẫn ở phần A (*). Sau khi đã làm nước xong lần thứ hai là thả gà. 

B. Làm nước trong lúc giao đấu: Trong phần này kỹ thuật làm nước hầu hết do tài khéo và kinh nghiệm chiến trường của người làm nước. Tùy theo con gà bị khiếm khuyết cái gì thì người làm nước săn sóc kỹ phần đó. Tuy nhiên là làm nước thì điều căn bản nhất là trong tay phải có khăn ướt. Khi bắt gà ra hay ôm gà về vị trí mức thả gà là tay có khăn nước phải luôn đỡ khăn dưới lườn gà và vuốt xuống phần bụng và hai bên kẹt háng của đùi gà (đã được tỉa lông gọn gàng) để làm mát cấp thời. Trước khi thả gà lại, hút nước từ khăn và phun sương từ phía sau ót phun tới. Trong khi giao đấu không bao giờ phun sương từ phía mỏ vào vì làm như thế gà sẽ dễ chịu và "lim dim" muốn ngủ. Một điều quan trọng khác là không nên để gà nhìn về phía khác mà luôn cho gà nhà nhìn về phía đối thủ của nó trong khi làm mát. Ngoại trừ khi gà ôm ra làm nước thì khác. Thường thì luật Trường cấm không cho gà uống nước trong lúc thi đấu nhưng không cấm việc xử dụng khăn và làm mát cấp tốc cho gà, miễn sao người làm nước đừng ăn gian "kéo dài" thời giờ để làm mát cho gà nhà một cách quá trắng trợn. 

C. Làm nước lúc ôm gà: Khi trọng tài hay biện tuyên bố ra ôm gà là lúc người làm nước đã chuẩn bị khăn ướt và phải bồng con gà bằng cái khăn nước dưới bụng mang về góc của đội mình. Sau đó lấy khăn nước vắt nước cho gà uống ngụm nhỏ, vì gà mệt đang thở nên không cho uống nhiều nước. Trong khi ra ôm làm nước, người làm nước không bao giờ nhấc con gà hổng khỏi mặt đất để phun nước như lúc trước khi thả gà vào trận. Phun sương từ mỏ gà xuống cần cổ chạng ba. Chuyển gà ra phía trước, phun sương từ sau ót tới. Luồn khăn nước xuống ủ vào hai nách non của gà, lau xuống đùi, lườn và bụng. Nếu gà thở nhiều thì vắt khăn lấy nước mát từ sô nước và mở khăn lớn bằng bàn tay và úp tay vào hai bên nách non làm mát cho gà cho đến khi gà bớt thở. Khi thấy gà bớt mệt cho gà uống ngụm nước nhỏ thứ hai từ khăn. Xong vắt sạch nước và nhẹ nhàng lau mặt gà. Xong xuôi mở cái khăn để từ sau chấn sọ gà và dùng miệng mút cổ gà qua cái khăn làm nước từ chấn sỏ xuống tới dây chằng ở gáy xuống lưng gà. Ngày xưa khi làm nước gà ra ôm thì nài nước tay nắm mào gà kéo cổ gà thẳng lên rồi dùng miệng "nút" sạch tang từ phía hẩu xuống cho đến chảng ba và phía sau từ chấn sọ xuống tới giây chằng. Đây là một hình thức lấy tang và máu bầm và dùng môi làm "massage" cho nhẹ nhàng và không gây đau cho gà. Ngày nay ba cái vụ cúm gà H5N1 nên cách lấy tang bằng miệng này xem ra không còn hợp vệ sinh cho lắm !!! Nài nước có thể dùng khăn và kẹp giữa ngón tay cái và trón tay trỏ và kẹp vào cổ gà phía trước và phía sau rồi giật nhẹ ra như kiểu "giật gió" để lấy tang cũng được. Sau khi lấy tang xong, cho gà uống ngụm nước nhỏ lần thứ ba trước khi thả gà. Làm nước xong nên đẩy gà vận động đi tới lui cho khỏe gà và để cho gà nhà "kên" gà đối phương. Từ lúc này chỉ nên phun sương từ sau ót phun tới. Khăn nước luôn kẹp làm mát bên hai nách non, dưới lườn, đùi và bụng. Cho gà đi lại tự nhiên. Tránh kiểu đập đuôi cho gà chạy về phía trước rồi kéo giây chằng ở phía sau cổ gà và nhấc gà hổng khỏi mặt đất đem về góc của đội nhà như một số tay nài nước thường làm. Trong lúc gà đang còn thi đấu trong trận kỵ nhất là giở hổng gà khỏi mặt đất. 


E . Làm nước vào những hiệp (hồ) về khuya Càng về khuya gà trúng đòn nhiều và bị thấm tảng, nên cần phải làm nước rất nhẹ tay. Điều này người làm nước cần phải để ý. Xử dụng cách làm nước như đã hướng dẫn ở phần (C) bên trên. Khi gà đã bớt thở thì xoay sang cách làm nóng để làm gà thư giãn và giảm đau do các vết tang gây ra. Sau khi làm nước cho gà xong như được hướng dẫn ở phần trên, vắt khô khăn nước và lau lót cho gà khô ráo. Nhúng khăn nước vào chậu nước nóng ấm (cho tay vào được) vắt hơi khô và lấy khăn trùm lên đầu và dùng hai bàn tay tủ bên ngoài cho hơi nóng thấm vào. Tiếp tục làm dọc theo cổ gà, hai bên hai và dọc theo lưng gà. Nếu không có khăn nóng, người làm nước dùng hai tay xoa dọc theo hai bên hông, đùi để tạo nhiệt, sau đó úp 2 bàn tay vào hai bên mặt của gà chừng 5 giây, tiếp tục chà xát vào đùi lấy nhiệt và úp 1 tay vào đỉnh đầu, 1 tay vào bên dưới mỏ gà giữ chừng 5 giây, cứ chà xát và làm nóng từ đỉnh đầu gà và di chuyển hai bàn tay xuống tới chảng ba và di chuyển sang hai bả vai (hai trái chanh). Riêng từ trên mu lưng dọc xuống thì để cái khăn đã vắt khô lên lưng gà và thổi hơi nóng từ miệng nài nước xuống lưng gà, di chuyển hơi nóng dọc theo sống lưng xuống tới phần cuối của lưng gà. Nếu gà bị ăn đòn dọc và hầu kiềng thì dùng tay trái chà nóng cả cánh tay phải từ cổ tay đến khuỷu tay, sau đó cầm nhẹ đầu gà và để cổ tay vào hầu gà và lăn theo chiều dài cánh tay phải từ hầu gà xuống cho đến bầu diều chừng 3 lần. Sau đó chuyển tay trái và làm tương tự. Nếu gà bị tang mặt nhiều thì chà nóng hai bàn tay và úp vào nơi gà bị đanh nhiều. Ở giai đoạn này chỉ khác ở phần (C) là tránh dùng khăn lau như mấy hiệp đầu mà chỉ dùng khăn nước thấm và chậm nhẹ lên đầu, cổ gà và ủ khăn nóng (nếu có) vào những nơi có vết tang mà thôi. Càng về khua thì các bắp thịt ở đùi và chân gà mỏi nên thường hay run, dân đá gà thường gọi là gà gõ nhịp "song lan"(gảy đàn).Lúc này nên tránh làm nước mát vào đùi gà và chân mà chỉ nên làm nóng bằng khăn nóng hay bằng hai tay xoa bóp nhẹ vào đùi và chân gà là tốt nhất. Nếu trận đấu kéo dài từ 4 hiệp (hồ) trở lên thì vào hiệp thứ 4 có thể lấy vốc cơm trắng để vào tay cho gà ăn mấy hột. Nếu gà không chịu ăn thì vắt cơm chừng 3 vắt lớn bằng ngón tay cái và đút vào họng gà. Sau đó cho gà uống vài hớp nước từ khăn cho cơm hoàn toàn trôi xuống bầu diều. Nếu gà nuốt chưa trôi xuống mà thả gà có thể bị gà đối phương đá nghẹt ngang. NguyễnNghĩa đã từng thấy nhưng người làm nước hơi "cẩu thả" trong việc cho gà nuốt vội cục cơm, không cho uống nước, thả gà vội vàng bị gà bên kia đá cho đứng nghẹn ngang, ăn đòn oan và không đấm đá làm ăn gì được !!! 

F Làm nước sau trận đấu: Thường thì người làm nước rất kỹ làm nước vỗ hen vỗ đờm cho những con gà thắng độ vì được cưng là máy "in ra tiền" cho chủ kê. Bù lại những con gà thua thường được làm qua loa hoặc nhiều khi bỏ thí vì chủ kê thua tiền độ rồi thì còn thiết tha gì đến con "chiến bại kê" nữa !!! Tuy nhiên bài viết này hướng dẫn đầy đủ chi tiết về cách làm nước nên không thể nào thiếu được phần này. Sau khi trận đấu đã kết thúc, chủ gà ôm gà ra khỏi bồ để vỗ đờm trong cổ họng ra cho sạch. Tùy vào vết thương nặng nhẹ trên người gà mà làm nước nhưng nhẹ tay là tốt hơn hết vì sau trận đá là gà không ít thì nhiều cũng bị bầm dập và đau đớn. Pha chậu nước muối hơi ấm rồi lấy khăn nước vắt nước vào cổ họng gà, khi gà chưa kịp nuốt thì nhanh chóng kéo đầu gà bằng tay trái xuống thấp hơn mình gà và lấy tay phải vỗ nhẹ và vuốt lên xuống dưới hầu gà. Làm như vậy 3 lần để cho gà ọc ra hết đờm rãi trong cổ tránh cho gà khò khè kéo hen về sau. Sau khi vỗ hen xong lấy tay ấn và giữ đầu gà xuống thấp, lấy khăn vắt nước ấm pha muối trong chậu lên đầu, cổ và rửa vết thương cho gà. Xong xuôi vắt khăn khô và lau lót gà cho khô. Tránh không nên tắm gà cho ướt lông tèm nhẹp khi vừa đá xong trận đấu như một số nài nước hay làm mà chỉ nên lau lót qua cho sạch vết máu trên người là đủ. Pha muối với nước ấm có công dụng sát trùng và tránh cho gà bị sưng hay làm độc ngoài da. Phơi gà ngoài chỗ nắng ấm giúp gà mau khô các vết thương, buổi tối đến khi cho gà vào chuồng có thể dùng "Bài Rượu Thuốc" om gà của NguyễnNghĩa đã "kê toa" trong bài om bóp cho gà thì gà sẽ mau bình phục hơn và sau đó cứ vài ngày bóp rượu thuốc cho gà một lần thì chỉ độ 10 ngày gà sẽ phục hồi và lấy lại phong độ cũ. 


Nguyễn Nghĩa
Published: By: Nặc danh - 08:45

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Các loại màu săc lông gà chọi


Nhất Điều Ô , Nhì Xám Khô , Ba Ô Ướt Trường gà đã bàn luận khá nhiều về hình dáng , chân vảy , đầu mặt của các chiến kê nhưng sắc lông thì chưa thấy . Sắc lông cũng là một phần rất quan trọng trong khung tuyển chọn gà từ xưa tới nay của các sư kê . Nhiều người chơi gà kỹ tính thường xem sắc lông con gà có hợp với màu chân , màu mắt và màu mỏ không để tuyển chọn gà , bởi thế đã có câu : " Gà ô chân trắng mỏ ngà , đá đâu thắng đó gọi là thần kê ". Và nhiều người chơi gà lâu năm cũng nghiệm ra được bản lông hợp với mình và không hợp với mình . Có người thích màu lông này , có người thích màu lông kia ... Hôm nay mm xin nêu ra một số sắc lông cơ bản của gà nòi , mong mọi người bàn luận và bổ sung cho thật đầy đủ .

1. Đầu tiên phải nói đến gà Ngũ Sắc : là loại gà được xếp vào hàng Linh Kê xưa nay hiếm . gà Ngũ Sắc là gà có đủ năm gam màu trên toàn bộ lông . Thường gà ngũ sắc có màu vàng kin và đen xanh ướt ( mài tim tím ) là rất tốt . Đa số gà Ngũ sắc thiện chiến , tài ba , hợp với nhiều màu sắc và chẳng kỵ gà có màu lông nào cả ( theo ngũ hành tương khác của đạo kê ) .

2. Gà Tía : Là gà có màu lông đỏ pha đen tạo thành đỏ sẫm hoặc đỏ tươi pha vàng ... Gà nòi thường gặp loại này . - Gà Ô Tía ( Điều Ô ) : Mã lông tía pha nhiều sắc ô tạo ra màu đỏ thẫm , mặn mà ( có nơi gọi tía mật ) . Gà này có sức khoẻ dồi dào , lối đánh khắc chế đối thủ và đòn lợi hại . - Gà Tía Lau : Bộ mã có thêm nhưng đốm trắng rất nổi bật , tuy không bằng Ô Tía nhưng cũng là sắc lông khá . - Gà Tía Bịp : là gà bịp có sắc lông mã tía , nếu sắc tía ít thì cũng có thể gọi là gà bịp . gà này chơi được .

3. Gà Ô : là gà rất được dân chơi dân chơi ưa chuộng vì tình bền bỉ chịu đựng , gà ô có màu lông chủ yếu là đen tuyền , có thể pha thêm đốm trắng ... - Ô Ướt : Là gà được xếp vào hàng gà quý . Nó có màu đen tuyền bóng láng , pha chút xanh xanh cánh quýt , nhìn lông lúc nào cũng như ướt nước . Gà này hung dữ và bền bỉ , nếu đi cùng chân trắng mỏ ngà nữa thì cực kỳ hợp cách . - Gà Ô Kịt : gần giống như gà ô ướt nhưng sắc lông khô hơn , không có màu xanh xanh ướt ướt . Gà này hợp với chân trắng , chân vàng . - Gà Ô Mơ ( Ô Bông ) : Là gà Ô có thêm những đốm trắng , có thể mã có tía . Hợp với chân trắng , vàng ngà . - Gà Ô miến Tía : Gần giống gà Ô Tía nhưng sắc tía ít hơn , chỉ có hai viền nhỏ tía hai bên lông mã thôi . Gà này hợp chân vàng .

4. Gà Xám : Có màu lông xám như tro , rất được ưa chuộng , nhất là xám khô . - Xám Khô : gà mang màu xám tro , to bản có vẻ khô khan , bời rời không bóng mượt . Gà này tài ba có thừa , sức khoẻ vô địch . - Xám Sắt : có mã lông xám pha đen tuyền , nếu lông mã là kim thì rất tốt . - Xám Son : Vừa xám vừa tía đỏ tươi ở trên chóp cánh hoặc mã phớt tía đỏ . - Xám Gạch : ...

5. Gà Khét : Là gà có lông kết hợp giữa xám , đỏ tươi pha một chút đen trộn lẫn thành một màu rất đẹp , dịu . Gà này thường nhanh nhẹn , gà cựa thì tốt .

6.
Gà Nhạn : gà lông trằng như bông . Nếu có thêm mỏ trắng , chân trắng chỉ hồng , con mắt bạc thì hay lắm , đòn đánh tài ba nhanh nhẹn . Nếu gà nhạn mà chân chì , xanh thì chẳng mấy ai chơi vì không tai ba , đa số thua trận , thế mới có câu : " gà trắng chân chì , mua chi giống ấy " .

7. Gà Bịp (Ó ) : gà có bản lông to tròn , màu đỏ pha vàng nhạt , giống bản lông của loại chim Ó . Có nơi gọi là gà mái lại . Gà này dữ dằn hiếm thấy , thường nếu gặp nó một là tuyệt vời , hai là bết bát thấy rõ . Nếu đi cùng thân hình ngũ đoản , chân xanh móng tím thì rất hợp . Bởi thế có kẻ thích người chê gà Bịp .


8. Gà Chuối : Toàn thân hoặc ít ra thì lông cổ và lông mã nổi bật , pha nhiều màu trắng lợt , xanh lạt như đọt chuối . Gà chuối thường lanh lẹ tuyệt vời nhưng nước bền bỉ đa số không có nên gà đòn không được chuộng , ngược lại gà cựa thì chơi được . Gà chuối mà có sắc lông ô tuyền , mã và cổ lông chuối thì cũng khá .


Ngoài một số sắc lông cơ bản trên gà nòi còn một số lông nữa : - Gà Bướm : có sắc lông lốm đốm nhiều màu như con bướm , nhưng không đủ năm màu như ngũ sắc . - Gà Bông Trích : gà đốm có mồng trích . - Gà Cú : màu lông lốm đốm răng cưa lăn tăn nhỏ như lông chim cú . Gà này thường dở , không ai chuộng . - Gà Quạ : gà Ô kịt chân đen , con mắt trắng láo liên như con quạ . - Gà Hoe : Lông vàng đậm có thêm điểm đỏ ...
Published: By: Nặc danh - 20:54

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Tuyển chọn và nuôi dưỡng gà


 Cách thức nuôi gà nòi đòi hỏi nhiều công phu.Cách săn sóc và tuyển lựa gà nòi là một đề tài sâu rộng mà bài viết này không thể đề cập hết được. Tài liệu này chỉ trình bày những điểm căn bản để cho quý độc giả có một hiểu biết khái quát về gà nòi và những phương pháp ứng dụng sẽ được đề cập đến trong những phần sau.

Gây Giống.
Những con gà mái gốc vừa bền vừa dữ cộng với một số đặc tính trổi vượt khác về ngọai hình và diện mạo như đầu mỏ, trường đòn, vai vóc và sâu lườn sẽ được tuyển chọn. Gà mái gốc được chọn trong khỏang từ 1 đến 6 năm tuổi. Gà trống để đổ dòng là những con đã có thành tích vẻ vang ngoài trường gà, ít nhất là đã ăn từ 2 độ trở lên. Tuổi từ 1 năm rưỡi đến 5 năm và thuộc dòng gà khác. Thời gian để thả gà phối giống là từ cuối tháng Mười Hai trở đi cho đến đầu tháng Giêng. Các phần dinh dưỡng cao được thêm vào khẩu phần của cặp gà giống gồm có rau, trái, thóc lúa, các hợp chất vôi và tôm tép hay cá. Các dinh dưỡng này thường được vỗ cho gà khỏang 1 tháng trước khi cho chúng phối giống. Gà sẽ bắt đầu ấp và nở vào đầu mùa Xuân. 



Vòng lọai đầu :
Cách thức lọai gà trong vòng này tùy thuộc vào mỗi kinh nghiệm riêng của các sư kê. Tuy nhiên dựa theo “Kê Kinh”, một số các sư kê đã lọai bỏ gà con vào lúc 2 tháng tuổi nếu những con gà con này có vảy xấu. Có khỏang chừng 13 vảy xấu để các sư kê dựa vào đó để “xem gà xét vảy” để lọai bỏ.

Vòng lọai hai : 
Khi được 7 tháng tuổi, các con gà tơ sẽ phải vượt qua vòng hai. Những con bị vẹo lườn, vẹo cổ, và hở xương ghim (xương chậu bên dưới gần hậu môn) sẽ bị lọai bỏ.

Chuẩn Bị 

Hớt Lông

Như đã trình bày; có nhiều lọai gà đòn khác nhau do đặc tính di truyền riêng của mỗi dòng. Có lọai gà nòi ít lông và trần trụi hơn lọai khác. Để chuẩn bị gà trước khi mang ra trường thì các tay chơi gà thường hớt lông đầu, lông tơ và lông dưới cánh. Thông thường thì gà nòi không cần phải hớt lông nhiều vì các phần như cổ, đầu và đùi thường trần trụi sẵn. Lông đầu và cổ của gà nòi dòn dễ gẫy nên sau nột vài lần xổ (vần) là gà thường trụi lông nơi đầu và cổ.

Đối với những loại gà có nhiều lông và cần tỉa thì các bạn có thể tỉa như sau:


Đầu – Lông đầu thường được tỉa và hớt sát để các sư kê dễ bề mổ xẻ hút máu bầm và khâu vá. Ngoài ra, sự tỉa hớt cũng giúp cho gà không bị gà đối phương núm lông để đá.

Cổ và đùi – Lông ở cổ và đùi gà nòi thường được hớt để vô nghệ và thuốc cho da gà dầy dạn chịu được những cú đá hay cào (bằng móng) của gà đối phương vào những phần dễ bị trúng đòn như cổ, đầu, đùi và ngực. Gà còn đựơc tắm nghệ để teo mỡ.

Lông tơ – lọai lông này mọc dưới cánh bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà. Khi ra trận gà được hớt lông tơ mềm để sư kê hay nài nước dễ dàng trong lúc làm nước, lau rửa làm gà mát gà vì thời tiết vào những tháng gần Tết bắt đầu nóng, hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu.

Lông ngực – Phần lông ở ngực thường được giữ nguyên không hớt.

Các Phương Pháp Tập Luyện
Đi hơi: Phương pháp này còn được gọi dưới nhiều tên khác như vần hơi, xoay hơi, xổ hơi, quần hơi v.v,… gà tơ vào khoảng 7 hay 8 tháng tuổi trở lên là bắt đầu vào việc tập luyện. Gà được bịt mỏ và cựa (nếu có) và chỉ có thể dùng cổ để xoay trở đối phương vì không dùng mỏ để cắn, ghịt gà khác để ra đòn. Phương pháp này giúp gà quen dần với sức chịu đựng, bền sức và giúp chủ kê khám phá ra tính nết và nước đá của gà nhà nếu nó thiện nghệ một mé hay hai mé khi xoay trở.

Chạy Lồng

   Chạy Lồng.   
Xem hình bên. Quý độc giả có thể xem thêm phim video tại đây(Kích cỡ 2 MB)

Một con gà mồi sẽ được nhốt trong một cái bội tre, phía bên ngoài chụp thêm một cái bội tre lớn hơn để gà không thể mổ hay cắn lẫn nhau. Con gà bên ngoài sẽ chạy quanh bội gà vì tức khí và muốn tìm cách chui vào bên trong gặp đối thủ. Phương pháp này có thể tập luyện cả giờ và giúp cho gà phát triển bắp thịt nơi đùi và chân. 

Vô Nghệ: Tất cả gà chuẩn bị ra trường đều được vào nghệ có pha lẫn với các vị thuốc để giúp cho phần da lộ ra không những mau đỏ da thắm thịt mà còn giúp cho lớp da được chai sạn lại để chịu đòn. 

Dầm cán: Chân gà được ngâm vào một dung dịch thuốc pha với nước tiểu hay muối để giúp cho chân gà săn chắc lại. Có thể ngâm chân gà ngày hai lần sáng và tối mỗi lần 30 phút. Phương pháp này giúp cho các ngón chân và quản gà rắn chắc khi ra đòn đá đau và chắc hơn

Quần Sương: Các sư kê tin rằng sương buổi mai tinh khiết giúp cho gà khỏe mạnh trong lúc tập luyện. Mỗi sáng khi gà cất tiếng gáy đầu tiên là gà được thả ra sân sớm trong lúc trời còn đang tờ mờ để vươn vai, đập cánh gáy đi lại trong sân khi sương chưa tan.

Om: Gà được tắm rửa và xông hơi hằng ngày bằng khăn ấm với một nồi nước nấu bằng các vị thuốc Nam như trà xanh, gừng, ngải cứu, v.v,… để gíup gà khỏe mạnh. 

Xổ: Gà được cáp với gà cùng chặng, cùng tuổi để “đá thử sức” và tập cho quen dần với cách giao nạp, nhập trận thế và cách làm nước của sư kê. Mỗi lần xổ gà thường là một đến hai hiệp. 

Gà nòi có bộ xương rất lớn do đó muốn gà phát triển đúng mức cần phải có thời gian và đủ kiên nhẫn để gà lớn lên một cách bình thường. Trung bình vào một năm tuổi (12 tháng) là lúc gà đã cứng cáp và bắt đầu vào chương trình tập luyện chuẩn bị cho việc ra trường. Sau 6 tháng áp dụng những phương pháp huấn luyện trên, khi được 1 năm rưỡi (18 tháng) là gà đã rắn chắc như một thỏi sắt toi luyện và có nội lực và ngọai hình sung mãn sẵn sàng ra trường đụng gà khác. Các sư kê dầy dạn kinh nghiệm thường nuôi và tập luyện gà đúng độ mới mang ra thi đấu, trong khi các tay chơi gà trẻ tuổi không có nhiều kinh ghiệm và háo thắng hay ép gà đá non chưa đủ lực thường chịu thảm bại dưới tay các bậc đàn anh trong nghề. 



   Cáp Độ.   
Cáp Độ
Cách cáp độ gà ở Việt Nam rất khác nhau tùy theo từng địa phương. Tài liệu này không có đủ dữ kiện để phân tích chi tiết về sự khác biệt giữa các trường gà đang sinh hoạt đều đặn tại các miền Bắc, Trung và Nam. Những chi tiết trình bày trong tập tài liệu này được thu thập tại một số trường gà tiêu biểu và có thể không hoàn toàn đúng cho từng miền hay những trường gà cùng một địa phương. 

Tại miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, (Năm 1975 đánh dấu một giai đoạn lịch sử Việt Nam khi chính quyền miền Nam mất quyền kiểm soát miền Nam về chính quyền miền Bắc. Cuộc chính biến này đã thay đổi nhiều trên đất nước và thú chơi đá gà cũng không thoát khỏi những thay đổi về cách thức và luật lệ sau năm 1975.) các tay chơi đá gà thường không dùng cân để cân trọng lượng của gà. Tuy nhiên, cũng có sới dùng cân, tỷ như sới gà của cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ thì có dùng cân khi qua cổng. 

Thường thì các tay chơi gà định lượng con gà đối phương bằng cách dùng mắt quan sát để cáp độ. Những tay cáp độ gà sẽ mang gà ngồi vào bồ (vòng) có nơi đào lỗ sâu xuống đất để làm đấu trường, để so kè chiều cao và bề ngang của lưng gà để bắt chặng. Mỗi trường đá gà có những luật lệ riêng do chủ trường gà đặt ra. Có nơi cho phép chủ kê được đụng chạm, rờ tay trên con gà đối phương. Có nơi cấm không cho vì lý do an toàn cho gà của khách mang đến. 

Trong những nơi cho phép chủ kê được phép lấy tay để đo lưng con gà đối phương để đoán chừng "mấy phân xương" lưng, còn được gọi là "cái ngang" tức là chiều ngang của lưng gà. Những nơi không cho phép đụng chạm gà đối phương thì chủ kê phải dùng mắt để phỏng đoán chiểu ngang cũng như cân nặng của con gà kia. Trong trường hợp này chủ kê có quyền yêu cầu chủ kê phía bên kia kéo cánh xuống để quan sát kích thước lưng của con gà đối phương. Chiều cao của hai con gà được xem xét rất kỹ, thường thì hai con gà được chủ kê đâu lưng lại để so kè chiều cao và chiều ngang của lưng gà. 

Chủ trường sẽ đóng góp ý kiến thêm về cáp chặng để cho có độ gà đá. Gà có chiều cao hơn thường có lợi thế khi ra đòn, do đó các tay chơi gà có câu "một phân vai bằng hai phân xương"; có nghĩa nếu con gà có 2 phân (2cm) lớn chiều ngang hơn vẫn không bằng con gà tuy kém 2 phân ngang nhưng hơn 1 phân về chiều cao. Tuy nhiên trong vấn đề cáp độ, hai đơn vị đo lường về chiều cao và chiều ngang như thế bù qua xớt lại thì vẫn được coi là đồng chạng gà và có thể cáp độ được. 

Một phương pháp khác được gọi là "vô tay". Vô tay là thủ thuật dùng tay để nâng dưới lườn con gà đối phương lên để ướm chừng sức nặng. Các sư kê có kinh nghiệm có thể đoán chính xác trọng lượng con gà trên tay bằng cách này. Khi vô tay, sư kê cũng có thể đoán biết được thêm về gân cốt và quá trình toi luyện của gà cũng như sức chịu đựng của nó. Thí dụ như một con gà có lườn dài và sâu hình chữ V ( như lườn tàu đi biển) là loại gà có sức chịu đựng đứng trường bền bỉ. Nhưng phép vô tay không phải trường gà nào cũng cho phép. Sự cẩn trọng này rất cần thiết để đề phòng những kẻ ma giáo áp dụng xảo thuật điểm huyệt hãm hại gà đối phương trong lúc vô tay. Thường thì phép vô tay chỉ được áp dụng ở những trường gà mà mọi người đều là bạn bè thân quen. Trong những trận gà ăn thua lớn phương pháp "vô tay" không được áp dụng. 

Luật Trường Gà
Miền Bắc
Luật trường gà khác nhau tùy địa phương. Kế bên là bản nội quy trường gà của sới Yên Sở, miền Bắc Việt Nam.

Ở sới Yên Sở, mỗi hiệp đấu được ấn định là 15 phút. Nghỉ và làm nước là 5 phút. Không có giới hạn mỗi độ gà là bao nhiêu hiệp. Số hiệp của độ gà có thể được thỏa thuận giữa hai chủ kê. Các chi tiết như khớp mỏ, chắp lông, may mắt v.v. có thể khác biệt giữa các trường gà. 









Miền Trung
Ở tại tỉnh Bình Định, mỗi một hiệp (ôm) được ấn định là 20 phút. Gà ra hiệp làm nước cho nghỉ 5 phút. Gà nòi ra trường cáp độ được phân loại theo sức nặng như sau : 
- Hạng nặng - trên 3.5 ký 
- Hạng trung - từ 3 đến 3.5 ký 
- Hạng nhẹ - dưới 3 ký 
Các trận đá gà thường được tổ chức vào dịp trước Tết và tiếp tục cho đến tháng Tư. 

Miền Nam
Tại Sài Gòn, mỗi hiệp là 15 phút, làm nước nghỉ cũng 5 phút như các nơi khác. Các tay chơi gà thường dùng chữ "chặng" (đọc trại thành chạng) để phân loại gà thành 3 cỡ như sau : 
- Chặng Nhất: trên 4 ký. 
- Chặng Nhì: từ 3 đến 4 ký 
- Chặng Ba: dưới 3 ký. 

Trong khi phép phân chặng và cáp độ của gà đòn rất cầu kỳ và tốn thì gìơ thì phép cáp độ của gà cựa đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Các tay chơi gà cựa thường dùng cân để cân trọng lượng của cả 2 con, vừa nhanh vừa giản tiện. Thường thì gà được cân tại nhà và cả hai bên đều đồng ý cáp gà qua điện thoại hay bằng miệng tại quán cà-phê hay các quán ăn rất nhanh chóng trước khi mang gà đến điểm hẹn để xem lại lần chót trước khi vào độ. Nếu cả hai bên đồng ý họ sẽ mang gà đến một điểm hẹn khác được dùng làm trường gà. Trận chiến kết thúc nhanh chóng cho các trận gà dùng cựa sắt để tránh sự theo dõi và bắt bớ của lực lượng công an, cảnh sát. Trước đây những trận gà cựa đá bằng cựa thật thường được cáp tại trường gần giống như lối cáp của gà đòn nhưng sau này không thông dụng do lệnh cấm của nhà nước nên hiện nay các trận gà cựa được tổ chức tại các trường di động. 

Đấu trường là nơi gà tranh tài trong những trận đá được gọi là "sới gà" (tiếng miền Bắc) hay "trường gà" (tiếng miền Nam). Các đấu trường ở miền Bắc và Trung đặc biệt dành riêng cho gà đòn. Thú vui đá gà ở Việt Nam mặc dầu vi phạm luật pháp và không được chấp nhận nhưng nhà nước cũng dễ dãi cho thể loại đá đòn. 

Trước năm 1975, hầu hết các trường gà tại miền Nam đều giành riêng cho gà đòn hay gà cựa. Có rất nhiều trường gà nổi tiếng quanh vùng Saigòn, Biên Hòa, Hóc Môn,...v.v. Các đại gia giầu có ở miền Nam thường thích đá gà cựa hơn vì có kết quả ăn thua nhanh chóng. Vào giai đoạn này gà cựa thường ra trận với cặp cựa thiệt của nó. Rất nhiều câu chuyện trong các sách truyện kể lại những trận gà cựa nổi tiếng trong những vùng như Cao Lãnh, Bến Tre và Bạc Liêu. 

Ngày nay, giới trẻ chơi đá gà cựa tại miền Nam thường gắn dao, căm nhọn để tranh tài cao thấp trong khi các tay chơi gà thuộc thế hệ lớn tuổi thường trung thành với môn đá đòn truyền thống. 

Rất Trân Trọng.
Published: By: Nặc danh - 01:02

Môn Chọi Gà


Lịch Sử và Gà Nòi

   Cựa gà không chọc thủng áo da !!!.  
Thú chơi gà nòi và truyền thống đá gà tại Việt Nam đã có từ lâu đời, có thể hơn 700 năm trước vào thế kỷ thứ 12. Trong thời gian đầu khi sở thích chơi gà nòi được bắt đầu phát triển cho một số bậc vua chúa quyền quí và sau đó lan rộng ra chốn dân giã, những tài liệu về văn chương được truyền tụng đã bị thất lạc hoặc tiêu huỷ và lấy mất do những lần Việt Nam bị nước Tàu xâm lăng và thống trị. Lịch sử Việt Nam ghi lại những lần trở lại đô hộ Việt Nam, các sách vở quý giá đều bị Tàu tịch thâu và đốt cháy để áp dụng chính sánh "ngu dân" hòng thống trị Việt Nam lâu dài. Những tài liệu hướng dẫn về cách chọn lựa xem tướng gà nòi chỉ xuất hiện gần đây vào thế kỷ thứ 17. Một trong những người tiên phong trong việc biên soạn và để lại cho hậu thế nguồn tài liệu quý giá là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763-1832), một Trung thần có công bình định và xây dựng tỉnh Gia định ngày nay dưới thời vua Gia Long 
Tục truyền Tả Quân Lê Văn Duyệt đã nuôi 5000 con chiến kê để nghiên cứu về các thể loại như Ngũ Hành luận dựa trên sắc lông, phép xem tướng và phép xem vảy. Một trong những thủ bản cẩm nang về gà nòi còn được truyền tụng đến ngày nay là "Kê Kinh" mặc dù do bản sao chép lại đã "tam sao thất bổn" nhưng vẫn còn nhiều giá trị và được các sư kê và các tay chơi gà gối đầu giường và dùng làm "kim chỉ nam" cho việc chọn và xem tướng gà nòi. 

Một điển tích khác trong lịch sử Việt Nam vào thế kỷ thứ 13 đó là dưới thời nhà Trần, cựa gà nòi được nhắc đến trong bài Hịch Tướng Sĩ trong Hưng Đạo Đại Vương Liệt Truyện. Vào thời đó, thú chơi gà nòi đã thành một hiện tượng rất phổ thông trong dân gian. Khi hiểm hoạ của giặc Mông Cổ với một đạo quân hùng hậu dưới thời vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt tràn sang biên giới để xâm lăng nước Đại Việt vào năm 1258. Ở vào tuổi 30 “Tam thập như lập” Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã thống lãnh quân đội để chống lại giặc "Thát Đát". Để cảnh tỉnh binh sĩ và dân chúng chỉ lo mải mê với thú chơi gà nòi mà quên đi mối họa "nước mất nhà tan" ngài đã cảnh tỉnh quân lính bằng lời hiệu triệu: 



"Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp
Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu."

Diễn thơ
Đúng có lúc quân Mông, Thát tới,
Cựa gà không chọc nổi áo da,
Những nghề cờ bạc tinh ma,
Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân?


Ngày nay các tay chơi gà nòi có thể tham khảo về những kỹ thuật nuôi, tập luyện và chuẩn bị gà ra trường từ các tay chơi gà nòi đầy kinh nghiệm và lão luyện đã từng sống tại Hà Nội với giòng gà Mã lại (Mã mái) vào những năm của thập niên '30. Một số những tài liệu, ấn bản về nghệ thuật và văn chương truyền khẩu qua cách chơi gà nòi đã được ghi nhận lại vào thời kỳ tiền chiến (1945). Vào thời này ở miền Bắc có nhiều trường gà (sới) cho các tay chơi gà nòi so tài cao thấp với số người tham dự lên đến cả hàng ngàn người 

   Vua Minh Mạng.   


Môn Chơi Của Bậc Vương Giả
Các triều đại vua chúa Việt Nam ngày xưa thường dùng súc vật để thi đấu hoặc biểu diễn trong những dịp lễ hội đặc biệt. Có ba loại chính được dùng trong thể loại thi đấu là: Hổ Quyền, Chọi Trâu, và Đá Gà. 

Hổ Quyền

   .   
Vua Minh Mạng sinh năm 1791 và băng hà năm 1840. Nhà vua có 40 vợ, 87 hoàng tử và 64 công chúa. 

Năm 1830, vua cho xây "Hổ Quyền" trên bờ sông Hương cách nội thành Huế khoảng 4 kilo mét về hướng Nam. Hổ Quyền rất đựơc các vua nhà Nguyễn ưa chuộng. Hổ đựơc dùng để đấu với voi và thường bị voi quật chết.

Sử ta có ghi lại chuyện con nuôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi dùng tay không đả hổ trong dịp Sứ Thần Xiêm La (Thái Lan) ghé thăm khiến họ kinh phục. 

Đá Gà

   Một trận thư hùng.   
Trong khi "Hổ Quyền" là một nghệ thuật biểu diễn võ thuật được tổ chức trong giới hạn của cung đình cho các bậc vua chúa thưởng ngoạn thì "Chọi trâu" và "Đá gà" là hai thú vui dân gian. Tuy nhiên phải nói đá gà là một trong những loại thi đấu được nhiều người ưa thích và tham dự. Ngoài những bậc như vua, chúa và các quan cận thần chơi gà phải kể đến Tả Quân Lê Văn Duyệt và Nguyễn Nhạc (nhà Tây Sơn 1778 - 1802). 

Nhiều chuyện được dân gian truyền khẩu kể lại về Nguyễn Nhạc là người rất mê gà nòi, chính ông là người đã bỏ công ra sưu tầm về môn "Kê Quyền" là môn võ dựa trên các thế đánh và ra đòn của gà nòi. Ngày nay những thế võ này vẫn được lưu truyền lại tại vùng Bình Định thuộc miền Trung Việt Nam.


   Những mẫu tem thư gà nòi đựơc chính quyền Việt Nam phát hành nói lên nét đặc sắc của truyền thống đá gà trong các dịp Tết và lễ hội.   
Gà nòi trong lịch sử và sinh họat.
Muốn hiểu rõ hơn về truyền thống đá gà tại Việt nam thì cần phải hiểu thấu đáo chữ "Nòi" trong văn chương bác cổ. Chữ "Nòi" được dùng cách đặc biệt để nói về truyền thuyết xuất xứ của người Việt ngày nay. Bốn chữ "Nòi Giống Tiên Rồng" mang một ý nghĩa sâu đậm về nguồn gốc và bản sắc dân tộc. Truyền thuyết "Tiên Rồng" được dùng để nói đến người Việt ngày nay là hậu duệ của "Cha Rồng" và "Mẹ Tiên" một giòng dõi có một không hai trong lịch sử nhân loại. Có nhiều điểm tương đồng khi nói đến giống Linh vật như rồng và gà nòi. Rồng là một Linh vật có những đặc điểm nổi bật như sức mạnh vô song, dũng cảm trước kẻ thù và không chịu khuất phục. Gà nòi cũng có những đặc tính tương tự nhưng rồng chỉ xuất hiện trong truyện hay truyền thuyết của văn chương nên gà nòi có thể nói là loài vật mang nhiều đặc tính như loài Linh vật nhưng lại rất gần gũi với con người. Có thể đó là một trong những lý do mà người Việt ưa thích nuôi gà nòi. 

Trong lịch sử nước nhà, dân tộc Việt luôn luôn nổi dậy để chống bạo quyền và ngoại xâm không chịu khuất phục trước sức mạnh của ngoại xâm. Sự bất khuất và dũng cảm của dân Việt có những điểm tương đồng với sự bất khuất và dũng cảm của gà nòi. Nếu không kể đến rồng là biểu tượng trong tưởng tựơng thì có thể nói gà nòi là biểu tượng hoàn hảo nhất cho sự dũng cảm và bất khuất của dân Việt. Những người mê gà nòi là những người có những tánh nét đặc biệt hiếm có. Ngay cả những tay mê gà ở Mỹ cũng tự xem mình thuộc thành phần "special breed", (loài đặc biệt.)

Trong thời gian dịch cúm gà hoành hành tại Việt Nam vào năm 2003, chính quyền đã tịch thâu và hủy diệt một số gia cầm rất lớn nhằm chận đứng bệnh dịch có thể lan tràn ra những vùng khác. Có những người yêu gà nòi đã bất bình thốt lên: "Gà nòi còn, nước Việt còn. Gà nòi mất, nước Việt mất". Câu nói này nói lên tinh thần bất khuất của gà nòi trong mỗi người dũng sĩ Việt Nam mà gà nòi là biểu tượng thực tế. Một khi lòng dũng cảm đấu tranh của con người mất đi thì tổ quốc của họ cũng sẽ bị mất. 

Mặc dầu được dựa trên một thành ngữ đã có sẵn và thay đổi hai chữ “tiếng Việt” thành hai chữ “gà nòi” trong câu "Tiếng Việt còn, nước Việt còn, tiếng Việt mất, nước Việt mất" nhưng nếu xem lại lịch sử nước nhà trong quá trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã đánh bại nhiều kẻ thù có khả năng về quân sự và nhân lực gấp bội lần. Những dũng tướng điều binh góp phần để bảo vệ giang sơn gấm vóc được biết trong lịch sử Việt Nam như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Nhạc là những người am tường về cách nuôi cũng như thú chơi đá gà. Đặc tính can đảm của gà nòi có thể nói phần nào ảnh hưởng đến cá tính và gây phấn khích trong cuộc chiến nhưng nếu gà nòi bị tuyệt chủng hay mất đi thì tinh thần chiến đấu và sự hứng thú của người trong thời thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Trong nghệ thuật gà nòi, các tay chơi mới vào nghề tỏ sự kính trọng và khâm phục đến các sư kê và lớp đàn anh trong nghề lâu năm là một trong những đặc tính ‘bất di bất dịch’ trong võ thuật và truyền thống chơi gà nòi của người Việt Nam. Người chủ kê chỉ được các tay chơi gà biết đến nếu con gà lập được công trạng. Qua kinh nghiệm và cách săn sóc luyện tập mỗi một con gà nòi ra trường đều mang niềm tự hào cho người chủ kê. Các tay chơi gà thường bỏ nhiều thời gian chăm sóc gà nòi và đôi khi dẫn đến sự ham mê thái quá. Khi nghe tiếng một con chiến kê tài giỏi thì dầu xa xôi đến đâu cũng tìm đến và nài mua cho bằng được. Người chủ kê mà có một con chiến kê quý thì ngoài vấn đề tiền bạc bỏ ra, chủ kê còn giành nhiều thời gian để chăm sóc cho con gà của mình và đến nước này thì vai trò có thể đảo ngược lại và không biết người làm chủ gà hay gà làm chủ người. 


   Một trận gà ở Hà Nội.   
Người Việt Nam và các dân tộc Á Châu nói chung không muốn mất mặt cho dù bằng một lý do nhỏ nhặt nhất, trong lãnh vực này thì không kể sang hèn, giầu hay nghèo đều như nhau. Từ đặc tính văn hóa cổ truyền này, Đạo Kê được thành hình và ra đời. Nó là văn hoá của giưới thượng lưu biết chữ vì họ phải thông suốt những tài liệu đá gà đựơc viết bằng Hán văn hoặc Hán Việt như Kê Kinh. Kinh sách và tài liệu qúy báu thừơng chỉ đựơc lưu truyền giữa những giưới thượng lưu và có tính cách bí truyền không thoát ra cho người ngoài. 

Những người trẻ tuổi chập chững bước vào thú chơi đá gà thường "tầm thầy học đạo" trong quan hệ sư phụ và đệ tử. Đối với một sư kê thì nỗi sung sướng và tự hào lớn nhất của họ là khi dòng gà của mình ra trường đá thắng một con gà lừng danh khác đã có tên tuổi trên chốn giang hồ. Những trận gà "để đời" như thế được kể lại và truyền miệng trong giới mộ điệu, tên tuổi của họ được nhiều người nể nang và biết đến. 

Các sư kê thường giữ dòng gà riêng cho mình và không muốn thất thoát ra ngoài, đây là lý do tại sao gà mái gốc không được bán ra. Họ lo ngại khi dòng gà lọt ra ngoài sẽ giúp cho các đối thủ khám phá ra thế đá riêng của giòng gà đó và tìm cách khắc phục. Câu thành ngữ của ông bà ngày xưa “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” không những chỉ áp dụng trong binh nghiệp mà còn được áp dụng trong phép đá gà. Các dòng gà nổi tiếng vô địch thường vô gía và không thể nào mua cho dù ngay cả từ bạn bè thân.

Ngày nay người Việt Nam vẫn tổ chức các buổi thi đá gà vào những dịp Tết đầu năm để giữ tập tục cổ truyền của cha ông. Các nông gia trong làng mạc cũng thường tổ chức những buổi đá gà để giao lưu và phát triển dòng gà của mình. 
Published: By: Nặc danh - 00:59

Cách om bóp cho gà chọi


Chào bạn! Để có được con gà chọi hay, nghĩa là khi lâm trận, thắng nhiều hơn thua hoặc chưa từng nếm mùi thất bại thì đó không phải là chuyện dễ dàng. Một tay chuyên cá độ gà cho biết: Một “chiến binh” khỏe ( chỉ con gà chọi ) phải hội đủ vài yếu tố sơ đẳng: Mỏ diều hâu, đầu chim công, đuôi úp nơm, cánh óp hình vỏ trai, trụ vững trãi… Ngoài ra phải tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, có cốt cách của gà chọi như phản xạ tốt, ra đòn hiểm, ác, tiếng gáy to vang…
Bạn cần thực hiện một số kỹ thuật om, vần, nuôi dưỡng thật cẩn thận, kỹ lưỡng.
Om bóp vào nghệ: 
1 . Nguyên liệu om bóp:
700 grams nghệ ta lấy củ nghệ già xay hoặc giã mịn, Xuyên khung thái nhỏ + long lão 20.000 VND (Mua tại hiệu thuốc bắc), 2lít rượu trắng 40 – 45 độ, 1 cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái. Tất cả cho ngâm chung vào với nhau. Sau 1 tháng mang ra dùng. (Muốn cho gà được đỏ đẹp bóng bẩy như cách dùng nghệ miền Nam thì nên cho thêm một chút huyết giác)
2. áp dụng:
Khi gà đã được thử nghiệm kiểm tra và sau khi cắt tai tích và tỉa lông thì ta bắt đầu cho gà vào om bóp vần vỗ theo chế độ.
- Buổi tối sau khi cho gà ăn uống đấy đủ xong thì thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do, dùng 1 cái ly thủy tinh để chứa hỗn hợp thuốc dùng cho việc om bóp. Dùng chổi sơn nhỏ 1 cm hoặc chổi vẽ nhỏ quét hỗn hợp nghệ vào những phần da đã được cắt tỉa lông cho đều một lượt, thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do và để cho khô da rồi nhốt gà lại cho gà đi ngủ.
- Sáng sớm ngày hôm sau ta bắt gà thả ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do một chút sau đó lấy 1 cái khăn mặt bông thấm nước nóng vắt khô khoảng 50% nước, lau qua cho gà một lượt vào những chỗ mà ta đã quét nghệ. Thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một lúc rồi nhốt gà lại.
- Cách vào nghệ này ta làm liên tục 3 ngày do vậy mà nó mới có tên là vào 3.
3. Lưu ý:
- Sau khi gà đánh đấm vần vỗ về 3 ngày sau ta mới vào nghệ cho gà bởi đây là thời gian cho gà nghỉ ngơi dưỡng sức chữa thương.
- Gà thiếu thịt không nên vào nghệ (nếu có vào nghệ thì thật sự phải có kinh nghiệm, bằng không thì coi như là khó nói).
4. Xả nghệ:
- Lá ngải cứu mua về rửa sạch sau đó ta cho vào nồi nhỏ nấu chín.
- Để nước trong nồi sôi lưu diu, ta lấy 1 cái khăn mặt bông khoảng 30 – 45 Cm gấp 2, gấp 4 lại rồi nhúng vào trong nồi nước lá ngải, vắt khô nước khoảng 80 – 90% và nhớ là không được để khăn nóng quá vì khăn nóng quá sẽ làm cháy da gà (Tay cầm khăn quệt qua ta không cầm khăn để kiểm tra độ nóng của khăn) sau đó ủ khăn vào những vị trí mà ta đã cắt tỉa lông rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nhúng lại khăn vào nồi nước rồi vắt khô như đã nói sau đó lau vào những vị trí vừa mới làm và làm lần lượt như vậy cho đến khi hoàn thiện chu trình.
- Cách xả nghệ này ta làm liên tục 4 ngày do vậy mà nó mới có tên là ra 4.
Chế độ vần gà: 
1. Kỳ đòn 1:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 1 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 4 – 5 ngày vì là gà non.
Tranh thủ thời gian ta cắt tai tích cho gà hoặc cắt trước sau gì đó là do sở thích và quan điểm của từng người. Còn Khánh tui cứ gà gáy rõ tiếng là cắt tai tích.
2. Kỳ hơi 1:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 3 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 9 ngày.
3. Kỳ đòn 2:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 2 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 6 – 8 ngày tùy theo thương tích.
4. Kỳ hơi 2:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 - 35 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 12 - 14 ngày.
5. Kỳ đòn 3:
Ta tìm con gà bằng chạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 4 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 14 - 16 ngày tùy theo thương tích.
6. Kỳ hơi 3:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 30 – 40 – 50 - 60 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 22 ngày.
7. Kỳ đòn 4:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đá đòn khoảng 6 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 - 24 ngày tùy theo thương tích.
(Kỳ này ta có thể cáp độ đá bao trong khoảng 6 hồ thắng thua gì thì hết 6 hồ là bê lên cốt là để lấy kỳ vần. Nhưng vẫn có những con gà tài không đơi tuổi do vậy mà không cần phải vần đủ thời gian giống như công thức, chỉ cần được 4 hồ đòn và 100 phút hơi là cho gà xuất chinh đi chiế đấu được rồi).
8. Lưu ý:
- Gà vụ lông 1: Gà vụ lông 1 sau khi đã kiểm tra đòn lối thấy ok rồi, ta cho gà vào chế độ đến một thời gian nhất định khi gà đã đảm bảo được đầy đủ yếu tố để ra trường thì cứ yên tâm cho ra ( Gà lông 1 rất dễ trong việc vần vỗ).
- Gà vụ lông 2: Gà vụ lông 2 vần vỗ rất mất thời gian và cẩn thận vì chỉ cần nóng vội sơ xuất là có thể hỏng con gà. Do vậy mà khi vần hơi hoặc vần đòn ta đều phải tăng từ từ không được tăng quá nhanh vì nó không giống gà vụ lông 1 bởi nó bị gián đoạn trong thời gian nghỉ thay lông. (Nhưng là gà vụ lông lỡ thì không có vấn đề gì cả, ta vần như gà vụ lông 1).
Gà vụ lông 2 trước khi cho gà vào chế độ, trong thời kỳ gà còn chưa khô lông thì ta nên tập tay cho gà có gân gối vững vàng cứng cáp trước khi đưa vào chế độ.
- Trước khi ra trường ta xả nghệ 5 ngày và không om ngày cuối. mà thả ra chuồng rộng, thoáng mát và tránh mưa nắng để cho gà đi lại thoải mái cho xung gà.
- Sau trận chiến hay kỳ vần ta phải cho gà ngâm chân từ 5 - 20 phút trong nước lạnh, ngâm ngập đến đầu gối để làm mát chân gà và tránh gà bị xưng cụm bàn.
- Khoảng 2 giờ sau thì dùng thuốc nhỏ mắt V-Rohto loại chai màu nâu nhỏ vào mắt gà làm cho sạch cát bụi và trị đau mắt, dùng thuốc bóp lau quét vào cho gà để làm tan đòn mỗi ngày 2 lần sáng chiều.
- Vần xong khoảng 3 – 4 giờ sau cho ăn cơm trộm với thóc ngâm 1 ngày, nếu cẩn thận thì ta cho ăn 2 – 3 ngày (Tùy theo từng trận chiến và sức khỏe của gà).
- Sau các trận đánh đấm 3 – 4 ngay ta cho gà chạy lồng để rèn luyện thể lực. gà chạy lồng xong thước khi nhốt gà ta nên massager cho gà (Chú ý tùy vào thể trạng con gà và mỗi trận đấu để có thể cho gà tập sớm hoặc muộn).
- Do đặc thù của thời tiết miền Bắc mà trong cách thức om bóp theo từng mùa cũng phải linh động cho phù hợp tránh gà bị nhiễm lạnh. Mùa Đông khi om xong tốt nhất là lấy máy sấy tóc sấy khô cho gà rồ sau đó thà ra cho gà vỗ cánh.
- Hàng ngày trước khi gà đi ngủ ta lấy hỗn hợp rượu om gà rồi lấy chổi sơm hoặc chổi vẽ quét vào chân quản gà để cho chân quản gà được khô cứng rắn chắc.
- Về mùa đông lạnh giá ta cho gà nghỉ dưỡng thương 5 ngày/1 hồ đòn vì mùa đông gà hồi phục thể trạng chậm hơn các mùa khác trong năm.
Nuôi dưỡng: 
1. Thức ăn cho gà:
Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn cho gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn cho gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.
2. Nuôi nhốt gà:
Trong thời gian cho gà vào chế độ om vần ta lên nhốt gà vào chuồng có diện tích tối thiểu 2 m2 nền đất hoặc cát mền, có cầu tre để cho gà nhảy nhót vui chơi. Tối cho gà đi ngủ phải cho vào bồ hoặc chụp nhưng nhớ là phải mắc màn và che đậy cẩn thận tránh muỗi đốt và gió má là ảnh hưởng tới sức khỏe của gà.


Published: By: Nặc danh - 00:56

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Cách Om Gà

Gà chọi nguyễn nghĩa

 Gà sau khi đã cắt lông vào vần thì người ta chia làm 2 công đoạn chính để nuôi 1 con gà chiến là om gà vào nghệ :
 om gà: công việc này phải làm hàng ngày tốt nhất bạn chưa quen thì sau khi vần 3 ngày thì hẵng om. thành phần chủ đạo gồm có chè khô , nghệ; ngải cứu ( chè bạn mua loại đểu thôi cũng được , nghệ nên đặt mua loại nghệ cái , già củ như khoai sọ mỗi nồi om chỉ cần 1 củ rửa sạch, giã nhỏ , ngải cứu thì già càng tốt ) cho hỗn hợp vào nồi đun sôi sau đó cho nhỏ lửa sau đó om. khi om thì ta gấp khăn nhúng vào nồi vắt kiệt khăn, sau đó ta vỗ nhẹ khắp mái tảng , hầu , đốc cổ , chằng vai nhằm giúp con gà quen khăn ; giảm bớt nhiệt , xoè khăn ra cảm thấy tay mình chịu đc thì khăn đầu tiên bạn vuốt vào mỏ con gà sau đó om tiếp dọc xuống cổ , đốc cần , chằng vai, không nên ấp khăn lâu; xoa mạnh sẽ làm bỏng; teo hết cơ gà , làm gà sợ om. với gà tơ thì bạn chỉ cần 2 khăn ở đầu; cổ gà. tiếp đến là 2 bân nách , hông; quả táo, khi om ở khu vực này cần để ý ko rất dễ mất gân gà. trước tiên bạn xoè khăn ra lau sạch mặt dưới của cánh( nơi này thường két bẩn) sau đó khăn đã nguội bớt thì bạn xoa nhẹ quả táo , nách, vuốt xuôi xuống hông sau đó cuối cùng mới tới đùi , gà tơ, mộc cũng chì cần mỗi bên 2 khăn, nếu khăn ban đầu nóng quá thì bạn ấp, vỗ dưới đít gà trước rồi lau, xoa những phần nêu trên, khăn cuối thì vuốt xuống chân, lau sạch chân cho gà. tiếp đến là om đít , bạn ấp , vỗ , lau sạch phần đít; háng gà, sau đó đưa khăn đánh 2 bên thăn lườn( xoè khăn ra vòng tay lên lưng luồn vào 2 bên nách day nhẽ rồi vuốt dọc xuống đuôi) cuối cùng là xoè khăn ra phủ lên tay bế con gà lên 1 tay giữ lên lưng lắc tay nhằm làm con gà khi đá đỡ chảy. khi om nhớ om cả phía trước' ngực , đầu lườn, khoé mắt , khoé mào nhằm vệ sinh sạch sẽ cho con gà, với gà già , gà cứng thì tăng lượng khăn lên nhằm làm sao phù hợp với độ tuổi , độ bụi, trạng cân; thể trạng gầy hay béo của con gà mà ta tăng hay giảm mức độ day xoa , lượng khăn om vào con gà cho phù hợp. chú ý trước ngày vần 1 ngày; ngày đi đá 2 ngày nên bỏ om, phơi chỉ xoa nhẹ thôi.khi om mái tảng cần ấp khăn nhiều nhất để tránh bị phồng khi đá , sau đó là phía trc' đốc cần , ngực con gà là những nôi hay phải chịu đòn nhất , tiếp đến là chằng cần giúp con gà cứng cáp, chịu đè hơn.
 vào nghệ : chỉ nên vào cho gà từ 10 tháng tuổi trở ra; thể trạng con gà bình thường , khoẻ mạnh , hơi béo còn lại không nên vào. khi gà vần xong , vệ sinh sạch sẽ để con gà ra cho khô ráo sau đó ta lấy 1 nửa củ nghệ cái, rửa sạch , giã nhuyễn, cho 3 thìa cafe nghệ sài gòn vào cho rượu trắng vào sao cho sền sệt như cháo đặc là được, khuấy đều lên dùng chổi sơn loại nhỏ ( 2 nghìn 1 cái thì phải ) quét khắp cơ thể con gà trừ những cho có lông bao phủ, cẩn thận tránh để vào mồm , mắt gà , khi vào nghệ tránh vào đầu gối gà vì làm kém gân gà, cho gà ra phơi tuỳ theo mà phơi nhiều hay ít cứ trong khoảng 1 đến 2 tiếng là đc, nếu gà tơ thì vào nghệ được khoảng 2 đến 3 tiếng thì ra nghệ còn gà già hay béo thì ta xoa tay cho rụng hết nghệ đi nếu béo quá ta quét thêm lượt nữa rồi cho ra phơi tiếp, chiều đến ta xoa tay cho rụng hết nghệ rồi cho đi ngủ nhằm tránh để nghệ cắn gà làm gà khó ngủ. ra nghệ ta đun nồi nc' chè xanh thêm chút ngải cứu rồi nhúng khăn như om chườm, lau sạch con gà. Gà vừa vần xong vào nghệ nhằm cho nghệ dính; giắt vào các vết thương giúp nhanh tan đòn ; bong vảy đòn hơn, tuỳ từng thể trạng; thời gian nghỉ giữa 2 kì vần mà cách khoảng 5 đến 7 ngày ta vào cho 1 lần nghệ nữa  nhằm săn da; giữ phom gà vì thông thường sau khi vần gà ta hay cho ăn mồi để phát triển cơ vào nghệ sẽ làm rút bớt lượng nước dư thừa khi cho ăn mồi.
 rượu đòn bạn có thể tham khảo rượu đòn 3 lợi có viết bài trong diễn đàn ngâm lấy 1 thang dùng dần , nhớ chú ý khi dùng loại rượu này , rượu nguyên chất chỉ nên quét chân còn nếu quét vào ng thì phải pha loãng gấp 2,3 lần vì rượu rất nóng, nếu vào nghệ thỉ 4 phần rượu trắng / 1 phần rượu đòn mà thôi
 chúc anh em nuôi tốt. 
Hãy yêu thương say đắm nồng nhiệt, có thể bạn sẽ bị tổn thương nhưng đó là cách để bạn sống trọn vẹn cuộc đời này
Published: By: Nặc danh - 16:40

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Hiểu biết về gà chọi


Kỹ thuật chọn và nuôi gà chọi sung sức 

Gà chọi nuôi không phải để lấy thịt mà để đá (chọi). Vì vậy việc nuôi thành công một con gà chọi tốt là một 
việc rất khó. Các hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một chú gà chọi tốt.    
  

Thứ nhất: Chọn giống gà chọi


Chọn giống là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.
Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi. 

Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.



Thứ 2: Luyện tập cho gà chọi: "Nhất khỏe nhì tài"

Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúaa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất ...Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.

Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ.



Published: By: Nặc danh - 21:44