Được tạo bởi Blogger.
Hiển thị các bài đăng có nhãn cach chua ga khi di xoi | cach lam nuoc cho ga | ki thuat lam nuoc | ga don viet |. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cach chua ga khi di xoi | cach lam nuoc cho ga | ki thuat lam nuoc | ga don viet |. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Cập nhất mới nhất các loại bệnh thường gặp và cách phòng chữa cho gà chọi chiến

Chữa mốc, chữa khò khè, xừng củ bàn hay tất cả các triệu chứng thường gặp đều rất chi là nhiều cách, Nguyễn Nghĩa theo chiều hướng nghiên cứu và chữa trị, từ thực tế cho thấy những bài thuốc trước đã có hiệu quả có lẽ đây là những phương thuốc bí truyền, mình giữ từ trước đến giờ, bây giờ chia sẻ cho mọi người biết.

tia-chan-xanh-nguyen-nghia
Tía chân xanh 

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG CHỮA THEO NGUYỄN NGHĨA
thuốc nhộng lao đỏ 1 vỉ 10v/20k hộp 100v/100k ,  gà sau khi uống 1 tuần là hết sưng đi lại bình thường và có thể chạy  lồng được.  Thuốc tác dụng rất nhanh , khi uông thuốc vào gà da gà sẽ đỏ mắt đỏ chân móng đỏ mỏ đỏ và lưỡi gà cũng đỏ , chúc anh em  chữa đc chiến kê hay của mình và đây là tên thuốc RIFAMPICIN mua ở tiệm thuốc tây nhé , mình đã chữa khỏi thành công khá nhiều cho các anh em.
Chú ý uống thuốc khi gà đã tiêu 1/2 diều.khi uống gà sẽ đi ngoài phân như máu.Thích hợp với một số con.Nếu con nào ko tiêu thì phải dừng ngay.Đây là loại kháng sinh trong Trị bệnh lao.Có thể bôi ngoài chống viêm nhiễm.Có nhiều loại.Loại Con nhộng và loại viên.Hàm lượng Mmg Khác nhau.Thận trọng trước khi dùng.Thuốc có thể uống làm tiêu 1 phần của kén.
o-chan-trang-nguyen-nghia
Ô chân trắng
toa thuốc gà bị kiệt lực:TETRA - POLIVITAMIN mỗi thứ 4 gói chia ra 4 lần uống 2 ngày(Thuốc này mua ở tiệm thuốc thú y) ngày thứ 3 cho uống Bcomlex  ngày 2v (thuốc này mua ở tiệm thuốc tây).Uông Bcomlex như thế đến khi nào gà sung trở lại thì thôi.
Mua B-comlex là vitamin tổng hợp gồm có b1, b6, b12, về cho uống mỗi lần 1 viên, tuần uống 2 lần vì nó là viên nang cho người uống,gà uống cũng ko sao cả.
- ăn không tiêu: thuốc tây: men tiêu hóa L-Bio 8 gói, thuốc thú y;GENTADOX 1 GÓI , phân ra uống 4 lần/2 ngày nha.
tia-chan-xanh-nguyen-nghia
Tía chân xanh 2014 - 2015

- GÀ BỊ TOI: thuốc tây; sáng, tối ; HAPACOL 250: 2 gói, viên cảm cúm 2 viên. Buổi trưa; gentadox 1/3 gói( thuốc thú y) Phòng ngừa gà bị toi: thuốc thú y: gentadox 1 gói, Polivitamin 1goi, hòa chung vào nhau gà 3 kg uống ngừa chia làm 7 lần nha
- Gà gáy không ra tiếng là bị viêm họng cấp rùi , em ra tiệm thuốc tây mua 4 liều thuốc viêm họng uống, chỉ sau một hôm thấy khác hẳn.
Và gần đây có một số bạn có hỏi mình những trường hợp này mình xin giải đáp như sau:
mình có con gà. nó ăn uống bình thường mà cứ gầy đi, nói chính xác là không hấp thụ dc chất dinh dưỡng. nó có mỗi triệu trứng là ỉa phân xanh . !!
tia-chan-xanh-nguyen-nghia
Tía chân xanh 2014 - 2015

Trả lời bạn chung  gà của Chung bị bệnh cầu trùng rùi, mua thuốc uống nha: thuốc thú y: gentadonx 1 gói, tetra- colivet 1 gói. chia đều 2 lần uống/ 1 ngày.bạn cho uống 3 ngày nhé
thời tiết đang mùa mưa bão các anh nhớ ủ ấm cho gà nhé. đến tiệm thuốc thú y mua 1 gói gentadox và 1 gói polivitamin trộn đều hòa nước cho uông ngừa nhé.chào mọi người.
gà mới đẻ; cho uống polivitamin 1 gói hòa nước cho uống 3 ngày nhé.
Điều trị gà, ăn kém,tiêu kém,thái độ kém,mào hơi thâm,da không đỏ,ỉa loảng : thuốc thú y; gentadox 1 gói; polivitamin 1 gói; thuốc tây : L-Bio 3 gói; B comlex 6 viên. chia đều uống 3 lần/1 ngày( sáng sớm, chiều tối, 10 giờ đêm). nhớ cho ăn thêm cơm. nếu không tiêu diều no thì không cho ăn. Gà bị sưng gối khi vần về: thuốc dầm cẵng; nước tiểu em bé trai 0,5 lít, nghệ 1,5 lạng,muối 2 lạng,phèn chua 2 lạng,rượu 1,5 lít. đun sôi rùi để hơi nóng ngâm chân vào. Ngày 3 lần mỗi lần 30 phút.
THUỐC uống: cefradox 4 viên, alpha chymotrypsin 4 viên, hapacol 4 viên, C500 4 viên. Uống 2 ngày, sáng chiều nha.
GÀ TÍM MÀO, bỏ ăn , ăn không tiêu, ỉa nước; toa thuốc uống: thuốc thú y: gentadox 1 gói,thuốc tây: L-Bio 6 gói, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chảy nước mũi, sút cân: trước tiên ta điều trị gà bị Chảy nước mũi gồm thuốc tây: viên cảm cúm: 3 viên,thuốc sổ mũi 3 viên, C500 3 viên,uống 3 lần / ngày.
GÀ sút ký: thuốc thú y: polivitamin 2 gói, thuốc tây: Bcomlex 1 vỉ.; cách dùng cho gà 3kg, ngày uống 2 lần mỗi lần uống 1/4 gói và 2 viên bcomlex.
Anh Nghĩa cho em hỏi là con gà của em nó bị đui 1 mắt mấy tháng rùi nhưng mủ trong mắt đến bây giờ vẫn cứ chảy ra , nó ăn vẫn khỏe mà cứ gầy giơ xương va lâu lâu cứ thấy nó cù rủ , tiếc nên để lại đúc mái vì nó đánh rất hay .Anh có bài thuốc nào giúp mủ hết không anh ?
Em dùng dụng cụ y tế gắp con mắt bị đui ra lấy ampicilin 1v đỗ vào chổ bị đui, hễ  thấy ra mủ là đổ ampicilin vào. kèm theo thuốc uống như sau: Hapacol 4v, C500 4v, cefradox 4v, alpha 4v/ uống 2 ngày.chế độ ăn uống bình thường. nhớ uống 2 ngày rùi ta mua thêm 1 vỉ Bcomlet uống ngày 3 v cho hết vỉ là ăn nhiều và hết bệnh.
Đặc trị nấm, mốc cho gà chiến, gà chọi
Lưu huỳnh (diêm sinh) 150g, dầu chùa hoăc dầu mù u 1 chai nhỏ trộn đều thoa vào những vết  nấm, mốc. Nhớ thoa vào chỗ nấm, mốc chỉ 1 lần, dúng 5 ngày sau ta dùng rượu tắm gà sẽ hết bệnh, (với số lượng trên mình có thể thoa khoảng 100 con chiến kê).
Phòng ngừa gà bị toi: thuốc thú y: gentadox 1 gói, Polivitamin 1gói, hòa chung vào nhau gà 3 kg uống ngừa chia làm 7 lần nha
cho em hỏi gà của em bị ỉa phân loãng, nhìn ko đc đẹp như gà thường, khò khè, sổ mũi, ăn uống bình thường nhưng càng ngày càng gầy đi,nhìn cứ như là chân cũng bị khô đi ý.bác có cách chữa không chỉ em
bài thuốc gentadox, 1 gói .neocolin 1 gói Biểu tượng cảm xúc frown L_bio 2 gói thuốc tây ) + ra hiệu thuốc tây mua 2 liều thuốc viêm họng + sổ mũi cho uống 2 ngày
Cách trị nấm móc toàn thân: 1/ thuốc lác 2 viên, vitaminC 4 viên/ 2 ngày và không tắm 6 ngày, ngày thứ 7 tắm sạch từng chân lông(kí nhẹ không được làm cho da gà bị ướm máu), 7 ngày sau tiếp tục phun trà nó sẽ hết bệnh.
bài thuốc trị ỉa phân xanh : gentadox 2 gói: te tra 2 gói : polivitamin 2 gói chia đều uống 2 ngày nha.
chúc các anh em thành công, nếu các bạn thấy hay hãy chia sẻ và comment vào đây cho mình biết nhé.

Published: By: nguyễn nghĩa - 22:20

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Kỹ thuật làm nước gà chọi trước và sau trận đấu

 
ga-choi-nguyen-nghia
nguyễn nghĩa

Trước khi vào phần kỹ thuật làm nước ,NGUYỄN NGHĨA xin được nhấn mạnh đến một vài kỹ thuật sơ đẳng mà người nài nước cần phải biết. Khi ra trường làm nước cho gà nòi đòn người nài nước phải mang theo "bộ đồ nghề" riêng, trong đó chuẩn bị một số đồ phụ tùng như sau: 
một Khăn nhỏ làm nước (loại khăn rửa mặt hình vuông khoảng 25cm x 25cm hay 30cm x 30cm), nên dùng loại khăn dễ thấm nước và dễ dàng vắt khô. 
một Cuộn chỉ nhợ (để khớp mỏ gà), lưỡi lam, kéo nhỏ 
một Hộp mỏ gà (mỏ trên của gà giữ lại sau mỗi lần làm gà ăn thịt, bóc mỏ trên ra và hong gió cho mỏ khô và cất vào hộp giữ lại). 
10 Lông cứng ở cánh gà 
6 Lông cứng ở đuôi gà 
Hộp phó-mát (vaseline) hay kem bôi mắt loại nhỏ.
một Hộp nhỏ chứa ít đất sét trắng (loại làm đồ gốm)

lam-nuoc
chữa gà

1. Người làm nước (chữa gà ) luôn cầm chiếc khăn làm nước trong tay. Nên lựa vị trí thích hợp ngồi gần sô nước để dễ nhúng khăn làm ướt cho dễ. Khăn phải được giữ lúc nào cũng ướt đẫm nước để người chữa cho gà có thể lấy miệng hút nước từ khăn để phun sương cho gà. Người làm nước phải tập cách phun sương cho gà bằng cách hút nước từ khăn 1 ngụm nhỏ vừa đủ dễ phun thành sương hơn. Nếu hút nhiều nước quá phun sẽ thành giọt nước làm gà ướt không đều. Khăn phải đủ mềm và nắm gọn trong tay để nài nước có thể dùng 1 tay để vắt khăn nước, vì có thể tay kia phải dùng để giữ gà, nâng gà lên trong lúc nghỉ giải lao để phun nước dưới lườn, trong nách, vv,... 
2. Cuộn chỉ nhỡ, đừng dùng chỉ may quần áo vì sợi chỉ quá nhỏ khi khớp mỏ dễ bị rối. Nên dùng loại chỉ nhỡ bằng bông (cotton) lớn gấp 2 hay 3 sợi chỉ may thông thường. Cách khớp mỏ gà sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn ở phần IV. 
3. Thường thì người sư kê nên thủ theo một hộp "mỏ gà". Đây là những mỏ trên của gà giữ lại từ những con gà bị giết làm thịt. Mỏ trên của gà khi được bóc ra nên để trong chỗ mát hong gió cho khô chứ không nên phơi nắng. Khi mỏ đã khô nên bỏ vào hộp cất. Đây là món đồ nghề ít được xử dụng đến. Sau mỗi hiệp ra làm nước là chủ gà  phải xem xét mỏ gà nhà xem có bị lên mỏ không ? Nhất là khi gặp đối phương là con gà đá mé mặt thật hay, hoặc là con gà đối phương giỏi ra chong ngọn mặt và đá vuốt mặt - từ 2 lỗ tai ra tới đầu mỏ. Trong những trường hợp này gà nhà sẽ mau bị rêm và kém mỏ. Nếu vào nước không chú ý vào khớp mỏ gà sớm, trong lúc giao đấu có thể gà nhà sẽ bị đối phương đá văng mất mỏ. Đây là lúc cần hộp mỏ gà để thay mỏ trên cho gà. Mỏ gà thay sẽ được đan bằng lớp chỉ nhỡ bên ngoài giúp cho con gà có thể mổ tạm và ghìm đầu đối thủ để lên chân. Tốt nhất là nên thử ở nhà trước những mỏ nào vừa vặn có thể dùng cho con gà nhà nếu phải cần dùng đến. 
4. Lông cánh mang theo dùng để thay vào cánh nếu gà bị gãy lông cánh không đập cánh để bay cao. Thường thì ít trường nào cho thay lông cánh gà trong đấu trường. Nếu những lông ống trong cánh gà thiếu thì nên thay trước ở nhà. Theo lối xưa thì thay bằng chỉ, nhưng hiện nay có nhiều cách thay cánh gà nhanh và chắc hơn đó là dùng súng bơm keo để dán lông ống ở cánh. 
5. Lông đuôi mang theo để thay vào đuôi nếu gà bị té nhiều do gà yếu gối nên khi nhảy dễ bị té và sẽ làm gà bị gẫy lông đuôi nhiều hơn. Tuy nhiên thường là nên thay lông đuôi ở nhà trước khi mang gà ra trường. 
lam-nuoc
làm nước

A. Làm nước trước khi thả gà: Gà không có những hạch hay tuyến xuất mồ hôi như người. Gà dùng lớp biểu bì (da) để tải nhiệt ra ngoài và làm giảm thân nhiệt bằng cách uống nước để giảm nhiệt trong huyết quản. Do đó Trước khi thả gà con gà phải được làm mát tối đa nhưng không làm ướt lông cánh và những phần lông còn lại trên người làm cho gà nặng mình khó bay nhảy. Lấy khăn nước và cho gà uống nước một ngụm lớn bằng cách vắt nước chảy từ ngón tay cái vào miệng gà, lúc gà đang nuốt nước là lúc người làm nước hút nước từ khăn và bắt đầu phun sương từ trên đầu xuống chân phía trước, rồi chuyển ra phía sau theo thứ tự sau đây cho dễ nhớ. (*) - Ngồi trực diện với con gà, phun sương từ mỏ xuống cổ, rồi phun nước vào 2 nách non (cả hai bên). Nhấc gà lên phun sương vào đùi và 2 chân. Chuyển gà ra phía trước, phun sương sau ót gà phun tới. Phun sương từ cổ cần xuống giây chằng phía sau chảng ba. Nhấc gà lên, phun vào phía bụng và lườn gà. Lấy khăn nước lau mát 2 đùi và vuốt xuống hai chân gà. Vắt khăn thật khô, lau mặt gà, cổ cần, vuốt nước cho khô ở lông ức, lông cánh, lông mã, lông đùi. Xong rồi xả khăn cho sạch. Lấy nước vào khăn và làm nước lần thứ hai như đã hướng dẫn ở phần A (*). Sau khi đã làm nước xong lần thứ hai là thả gà. 

B. Làm nước trong lúc giao đấu: Trong phần này kỹ thuật làm nước hầu hết do tài khéo và kinh nghiệm chiến trường của người làm nước. Tùy theo con gà bị khiếm khuyết cái gì thì người làm nước săn sóc kỹ phần đó. Tuy nhiên là làm nước thì điều căn bản nhất là trong tay phải có khăn ướt. Khi bắt gà ra hay ôm gà về vị trí mức thả gà là tay có khăn nước phải luôn đỡ khăn dưới lườn gà và vuốt xuống phần bụng và hai bên kẹt háng của đùi gà (đã được tỉa lông gọn gàng) để làm mát cấp thời. Trước khi thả gà lại, hút nước từ khăn và phun sương từ phía sau ót phun tới. Trong khi giao đấu không bao giờ phun sương từ phía mỏ vào vì làm như thế gà sẽ dễ chịu và "lim dim" muốn ngủ. Một điều quan trọng khác là không nên để gà nhìn về phía khác mà luôn cho gà nhà nhìn về phía đối thủ của nó trong khi làm mát. Ngoại trừ khi gà ôm ra làm nước thì khác. Thường thì luật Trường cấm không cho gà uống nước trong lúc thi đấu nhưng không cấm việc xử dụng khăn và làm mát cấp tốc cho gà, miễn sao người làm nước đừng ăn gian "kéo dài" thời giờ để làm mát cho gà nhà một cách quá trắng trợn. 

C. Làm nước lúc ôm gà: Khi trọng tài hay biện tuyên bố ra ôm gà là lúc người làm nước đã chuẩn bị khăn ướt và phải bồng con gà bằng cái khăn nước dưới bụng mang về góc của đội mình. Sau đó lấy khăn nước vắt nước cho gà uống ngụm nhỏ, vì gà mệt đang thở nên không cho uống nhiều nước. Trong khi ra ôm làm nước, người làm nước không bao giờ nhấc con gà hổng khỏi mặt đất để phun nước như lúc trước khi thả gà vào trận. Phun sương từ mỏ gà xuống cần cổ chạng ba. Chuyển gà ra phía trước, phun sương từ sau ót tới. Luồn khăn nước xuống ủ vào hai nách non của gà, lau xuống đùi, lườn và bụng. Nếu gà thở nhiều thì vắt khăn lấy nước mát từ sô nước và mở khăn lớn bằng bàn tay và úp tay vào hai bên nách non làm mát cho gà cho đến khi gà bớt thở. Khi thấy gà bớt mệt cho gà uống ngụm nước nhỏ thứ hai từ khăn. Xong vắt sạch nước và nhẹ nhàng lau mặt gà. Xong xuôi mở cái khăn để từ sau chấn sọ gà và dùng miệng mút cổ gà qua cái khăn làm nước từ chấn sỏ xuống tới dây chằng ở gáy xuống lưng gà. Ngày xưa khi làm nước gà ra ôm thì nài nước tay nắm mào gà kéo cổ gà thẳng lên rồi dùng miệng "nút" sạch tang từ phía hẩu xuống cho đến chảng ba và phía sau từ chấn sọ xuống tới giây chằng. Đây là một hình thức lấy tang và máu bầm và dùng môi làm "massage" cho nhẹ nhàng và không gây đau cho gà. Ngày nay ba cái vụ cúm gà H5N1 nên cách lấy tang bằng miệng này xem ra không còn hợp vệ sinh cho lắm !!! Nài nước có thể dùng khăn và kẹp giữa ngón tay cái và trón tay trỏ và kẹp vào cổ gà phía trước và phía sau rồi giật nhẹ ra như kiểu "giật gió" để lấy tang cũng được. Sau khi lấy tang xong, cho gà uống ngụm nước nhỏ lần thứ ba trước khi thả gà. Làm nước xong nên đẩy gà vận động đi tới lui cho khỏe gà và để cho gà nhà "kên" gà đối phương. Từ lúc này chỉ nên phun sương từ sau ót phun tới. Khăn nước luôn kẹp làm mát bên hai nách non, dưới lườn, đùi và bụng. Cho gà đi lại tự nhiên. Tránh kiểu đập đuôi cho gà chạy về phía trước rồi kéo giây chằng ở phía sau cổ gà và nhấc gà hổng khỏi mặt đất đem về góc của đội nhà như một số tay nài nước thường làm. Trong lúc gà đang còn thi đấu trong trận kỵ nhất là giở hổng gà khỏi mặt đất. 


E . Làm nước vào những hiệp (hồ) về khuya Càng về khuya gà trúng đòn nhiều và bị thấm tảng, nên cần phải làm nước rất nhẹ tay. Điều này người làm nước cần phải để ý. Xử dụng cách làm nước như đã hướng dẫn ở phần (C) bên trên. Khi gà đã bớt thở thì xoay sang cách làm nóng để làm gà thư giãn và giảm đau do các vết tang gây ra. Sau khi làm nước cho gà xong như được hướng dẫn ở phần trên, vắt khô khăn nước và lau lót cho gà khô ráo. Nhúng khăn nước vào chậu nước nóng ấm (cho tay vào được) vắt hơi khô và lấy khăn trùm lên đầu và dùng hai bàn tay tủ bên ngoài cho hơi nóng thấm vào. Tiếp tục làm dọc theo cổ gà, hai bên hai và dọc theo lưng gà. Nếu không có khăn nóng, người làm nước dùng hai tay xoa dọc theo hai bên hông, đùi để tạo nhiệt, sau đó úp 2 bàn tay vào hai bên mặt của gà chừng 5 giây, tiếp tục chà xát vào đùi lấy nhiệt và úp 1 tay vào đỉnh đầu, 1 tay vào bên dưới mỏ gà giữ chừng 5 giây, cứ chà xát và làm nóng từ đỉnh đầu gà và di chuyển hai bàn tay xuống tới chảng ba và di chuyển sang hai bả vai (hai trái chanh). Riêng từ trên mu lưng dọc xuống thì để cái khăn đã vắt khô lên lưng gà và thổi hơi nóng từ miệng nài nước xuống lưng gà, di chuyển hơi nóng dọc theo sống lưng xuống tới phần cuối của lưng gà. Nếu gà bị ăn đòn dọc và hầu kiềng thì dùng tay trái chà nóng cả cánh tay phải từ cổ tay đến khuỷu tay, sau đó cầm nhẹ đầu gà và để cổ tay vào hầu gà và lăn theo chiều dài cánh tay phải từ hầu gà xuống cho đến bầu diều chừng 3 lần. Sau đó chuyển tay trái và làm tương tự. Nếu gà bị tang mặt nhiều thì chà nóng hai bàn tay và úp vào nơi gà bị đanh nhiều. Ở giai đoạn này chỉ khác ở phần (C) là tránh dùng khăn lau như mấy hiệp đầu mà chỉ dùng khăn nước thấm và chậm nhẹ lên đầu, cổ gà và ủ khăn nóng (nếu có) vào những nơi có vết tang mà thôi. Càng về khua thì các bắp thịt ở đùi và chân gà mỏi nên thường hay run, dân đá gà thường gọi là gà gõ nhịp "song lan"(gảy đàn).Lúc này nên tránh làm nước mát vào đùi gà và chân mà chỉ nên làm nóng bằng khăn nóng hay bằng hai tay xoa bóp nhẹ vào đùi và chân gà là tốt nhất. Nếu trận đấu kéo dài từ 4 hiệp (hồ) trở lên thì vào hiệp thứ 4 có thể lấy vốc cơm trắng để vào tay cho gà ăn mấy hột. Nếu gà không chịu ăn thì vắt cơm chừng 3 vắt lớn bằng ngón tay cái và đút vào họng gà. Sau đó cho gà uống vài hớp nước từ khăn cho cơm hoàn toàn trôi xuống bầu diều. Nếu gà nuốt chưa trôi xuống mà thả gà có thể bị gà đối phương đá nghẹt ngang. NguyễnNghĩa đã từng thấy nhưng người làm nước hơi "cẩu thả" trong việc cho gà nuốt vội cục cơm, không cho uống nước, thả gà vội vàng bị gà bên kia đá cho đứng nghẹn ngang, ăn đòn oan và không đấm đá làm ăn gì được !!! 

F Làm nước sau trận đấu: Thường thì người làm nước rất kỹ làm nước vỗ hen vỗ đờm cho những con gà thắng độ vì được cưng là máy "in ra tiền" cho chủ kê. Bù lại những con gà thua thường được làm qua loa hoặc nhiều khi bỏ thí vì chủ kê thua tiền độ rồi thì còn thiết tha gì đến con "chiến bại kê" nữa !!! Tuy nhiên bài viết này hướng dẫn đầy đủ chi tiết về cách làm nước nên không thể nào thiếu được phần này. Sau khi trận đấu đã kết thúc, chủ gà ôm gà ra khỏi bồ để vỗ đờm trong cổ họng ra cho sạch. Tùy vào vết thương nặng nhẹ trên người gà mà làm nước nhưng nhẹ tay là tốt hơn hết vì sau trận đá là gà không ít thì nhiều cũng bị bầm dập và đau đớn. Pha chậu nước muối hơi ấm rồi lấy khăn nước vắt nước vào cổ họng gà, khi gà chưa kịp nuốt thì nhanh chóng kéo đầu gà bằng tay trái xuống thấp hơn mình gà và lấy tay phải vỗ nhẹ và vuốt lên xuống dưới hầu gà. Làm như vậy 3 lần để cho gà ọc ra hết đờm rãi trong cổ tránh cho gà khò khè kéo hen về sau. Sau khi vỗ hen xong lấy tay ấn và giữ đầu gà xuống thấp, lấy khăn vắt nước ấm pha muối trong chậu lên đầu, cổ và rửa vết thương cho gà. Xong xuôi vắt khăn khô và lau lót gà cho khô. Tránh không nên tắm gà cho ướt lông tèm nhẹp khi vừa đá xong trận đấu như một số nài nước hay làm mà chỉ nên lau lót qua cho sạch vết máu trên người là đủ. Pha muối với nước ấm có công dụng sát trùng và tránh cho gà bị sưng hay làm độc ngoài da. Phơi gà ngoài chỗ nắng ấm giúp gà mau khô các vết thương, buổi tối đến khi cho gà vào chuồng có thể dùng "Bài Rượu Thuốc" om gà của NguyễnNghĩa đã "kê toa" trong bài om bóp cho gà thì gà sẽ mau bình phục hơn và sau đó cứ vài ngày bóp rượu thuốc cho gà một lần thì chỉ độ 10 ngày gà sẽ phục hồi và lấy lại phong độ cũ. 


Nguyễn Nghĩa
Published: By: Nặc danh - 08:45