Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Tag: , ,

Gà chiến cho bạn

ga-chien
gà chiến khỏe


Đa phần anh em chúng ta không biết làm nước chữa thương cho gà trong các trận chiến, nếu có biết thì thuộc vào loại thường thường. Trong trận chiến người làm nước vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ vào thực tế nó biến ảo khôn lường bởi vậy mới có người nói trong hai con gà ngang tài ngang sức giao tranh thì phần thắng bao giờ cũng thuộc về con có người làm nước giỏi.
Hôm trước tôi đã nói sẽ cố gắng sắp xếp thời gian học hỏi sưu tầm kinh nghiệm của một số người làm nước nổi tiếng đất hà nội về tổng hợp lại đưa lên đây để mọi người cùng tham khảo.
1 Công tác chuẩn bị:
- Khăn làm nước lấy loại khăn rửa mặt hình chữ nhật khoảng 20cm x 30cm loại vải bông, nên dùng loại khăn dễ thấm nước đã sử dụng.
- Kim chỉ được luồn sẵn, lưỡi lam, cây kéo nho nhỏ (Nên dùng loại chỉ may giầy dép thông thường).
- Mỏ gà gồm mỏ chấu phần trên và mỏ dưới nếu có. Số chuyên nghiệp có thủ theo một hộp mỏ gà. Đây là những mỏ trên và mỏ dưới của gà giữ lại từ những con gà thịt. Tuy ít được xử dụng nhưng khi cần thì rất hữu ích với trường hợp gà bị đá bay mỏ chấu.
- Lông cánh gà theo con gà. Lông cánh mang theo có thể dán vào cánh nếu bị gãy quá nhiều khi gặp những con gà phá giáp. Ta lấy lông cánh mang theo ra ướm thử sau đó cắt vừa đủ rồi bật lửa hơ nóng thanh nhựa cho nhựa chảy ra rồi dán chỗ bị gãy.
- 1 Lọ V-Rohto thuốc nhỏ mắt lọ màu xanh. Dùng thuốc nhỏ vào mắt gà vệ sinh bụi cát bay vào mắt và khử trùng làm mát cho mắt.
- Cơm lắm (Cơm vắt) và một số lát ngừng tươi. Cơm lắm dùng sẽ cho gà ăn khi mới ghép gà so trạng xong. Cho gà ăn ít cơm vắt và mấy lát ngừng tươi bổ sung cho gà có thêm năng lượng và làm ấm nội tạng gà trong thời gian gà nghỉ làm nước từ cuối hồ 3 trở ra.
3. Làm nước chuẩn bị thả gà.
Cho gà ăn khoảng 2 viên cơm lắm cỡ bằng ngón tay trỏ và cho gà uống khoảng 3 vắt nước chảy từ khăn làm nước qua ngón tay cái vào miệng gà xong. Người làm nước lấy miệng hút nước từ khăn phun sương từ đầu gà xuống phía trước chân rồi chuyển ra phía sau theo thứ tự, nên ngồi trực diện với con gà. Lấy khăn nước lau phần đùi rồi xuống lau cẳng chân, sau đó lau trên da làm mát cho gà ở những nơi đã được cắt tỉa lông và tránh không làm ướt lông. Vắt khăn thật khô, lau mặt gà, cần cổ, trước ngực, lông cánh, lông mã, lông đùi. Trước khi thả gà phải lau sạch nước trên da gà nhất là phần hốc lách non.
Tất cả phần việc chuẩn bị đã xong ta lên thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một chút để con gà được cảm thấy thoải mái và khoan khoái trước khi vào trận.
4. Làm nước lúc giao đấu & ra hồ:
Kỹ thuật làm nước là do tài và kinh nghiệm chiến trường của người làm nước. Con gà bị khiếm khuyết cái gì thì người làm nước săn sóc kỹ phần đó. Điều căn bản trong tay người làm nước luôn luôn phải có khăn ướt.
Làm nước trong lúc giao đấu là các trường hợp như (Tuột băng bịt cựa, tuột bao bịt mỏ, gà tháo lối phi ra khỏi vòng sới và một số đặc điểm khác nhau mà do từng nơi nội quy quy định của sới gà). Người làm nước tranh thủ làm sơ qua cho gà trong khoảng thời gian ngắn.
Người làm nước phải chú ý nội quy quy định luật sới từng nơi có khác nhau.
Làm nước ra hồ, khi trọng tài tuyên bố hết hồ ra gà là người làm nước phải nhanh chóng dùng cái khăn nước luồn dưới lườn gà mang về vị trí của mình. Lấy khăn nước vắt nước cho chảy theo đầu ngón tay vào miệng cho gà uống nước (Uống nhiều hay ít là do kinh nghiệm của người làm nước). Lấy miệng hút từ chai nước mang theo một ngụm nước vừa đủ phun sương từ đầu gà xuống trạng ba cần cổ, chuyển gà về phía trước và phun sương từ sau gáy tới. Lấy khăn nước ủ vào hai nách non của gà, lau xuống đùi và lườn bụng. Nếu gà thở nhiều thì chú ý tập chung vào làm mát hai bên nách non nhiều hơn cho gà đến khi gà bớt thở. Thấy gà đỡ mệt cho gà uống ngụm nước thứ hai, thứ ba như trên từ khăn nước. Sau đó vắt sạch khăn nước rồi nhẹ nhàng lau mặt gà.
Người làm nước có thể dùng khăn và kẹp giữa ngón tay cái và trón tay trỏ và kẹp vào cổ gà phía trước và phía sau rồi giật nhẹ ra.

tết mỏ cho gà 

5. Làm nước cho gà đứng sâu hồ:
Gà đứng sâu hồ thì bao giờ cũng bị trúng nhiều hơn, thấm tím tang tích và bầm dập nhiều do đó người làm nước cần phải nhẹ tay. Người làm nước chú ý xử dụng cách làm nước như hướng dẫn phần trên. Khi gà bớt thở thì xoay sang cách làm nóng để làm gà thư giãn và giảm đau. Nhúng khăn vào chậu nước nóng rồi vắt khăn hơi khô trùm lên đầu gà, dùng hai bàn tay ủ bên ngoài cho hơi nóng thấm sâu vào trong và làm tiếp làm dọc theo cổ gà, hai bên tràng cần hướng lưng gà. Tiếp đến mu lưng là để cái khăn đã vắt khô lên lưng gà và di chuyển hơi nóng dọc theo sống lưng xuống tới phần cuối lưng gà. Gà bị đòn dọc, kiềng, mé thì cầm nhẹ đầu gà và để cổ tay vào hầu gà và lăn theo chiều dài cánh tay phải từ hầu gà xuống cho đến bầu diều vài lần.
Khua hồ hơn thì các bắp thịt ở đùi và chân gà dão cơ và mỏi nên chân thường hay run. Lúc này tránh làm mát mà chỉ nên làm nóng bằng khăn nóng là tốt nhất. Nếu trận đấu phải kéo dài thì cuối hồ 3 ta cho gà ăn chút cơm và mất lát ngừng mang theo như đã nói sau đó cho gà uống chút nước từ khăn để cho cơm trôi xuống bầu diều.
6. Làm nóng cho những trận gà đứng sâu hồ.
Thông thường người làm nước có thể làm nóng gà như xoa hai tay lại với nhau, xoa tay vào đùi. Những cách làm này không đủ để tạo sức nóng cho gà.
Những ngày hè oi bức việc làm mát và hạ hỏa cho gà là điều cần thiết. Nhưng có những trận đấu kéo dài về sâu hồ sẽ làm gà tụt lực, lỏng gân và giảm tốc độ đi do gà bị lạnh. Cần bổ sung nhiệt tăng cước sức nóng để giữ thân nhiệt gà trở lại mức bình thường.Con gà có thân nhiệt trung bình từ 40 0C cho tới 43 0C. Do đó ta phải tăng cương sức nóng để gà duy trì nhiệt độ ở mức 39 0C đến 42 0C, nếu nhiệt độ tụt dưới 39 0C thì gà sẽ bị tụt lực hoàn toàn nhìn ủ rũ.
Ta lấy khăn làm nước cho vào chậu nước nóng rồi vắt khô nước, chỉ dùng hơi nóng để chườm cho gà như đã nói ở phần 5 nhằm tăng cường duy trì thân nhiệt cho gà.
7. Làm nước sau trận đấu:
Sau khi trận đấu đã kết thúc, người làm nước ôm gà ra khỏi sới để vỗ đờm trong cổ họng ra cho sạch. Người làm nước phải làm nhẹ tay vì sau trận đấu gà dù nhanh hay chậm ít nhiều thì cũng bị bầm dập và đau đớn. Tay trái vành miệng gà ra rồi tai phải lấy khăn nước vắt cho nước chảy theo đầu ngón tay vào miệng gà, tay phải bỏ khăn nước vào chậu rồi vỗ nhẹ nhẹ dưới hầu gà để cho rốt rãi chảy ra ngoài và cứ liên tục như vậy khoảng 3 – 4 lần đồng thời lấy tay vuốt nhẹ nhẹ từ hầu xuống dưới bầu diều. Làm như để cho ra hết đờm rãi trong cổ họng và sạch sẽ tránh cho gà bị hen, cho gà uống một ngụm nước nhỏ vừa đủ. Lấy lá ngải cứu vò với mấy hạt muối và mấy lát ngừng rồi nhét vào miệng cho gà nuốt. Tránh không làm ướt hết lông gà mà chỉ nên lau lót qua cho sạch sẽ vết máu và cát đất trên người là được. Thả gà vào lồng hay một khu đất trống để gà đi lại hoặc phơi nắng giúp gà mau khô vết thương, Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau trận chiến thì ta lấy rượu thuốc bóp lau hoặc quét lên người cho gà mau bình phục.
8. Xử lý nhanh gà bị nạn.
A. Tết mỏ cho gà:
Như đã nói ở trên là ta nên dùng loại chỉ may giầy dép vì sợi chỉ không to và cũng không quá nhỏ vừa để làm.
Tết mỏ cho gà có ba trường hợp sau. Thứ nhất mỏ gà yếu phải tết vào ngay từ đầu hoặc muốn cho gà dựng lên để đua cần ngay từ đầu. Thứ haitrường hợp gặp đối thủ chuyên đá vào ngọn mỏ hoặc sâu hồ mà đối phương đã xuống đầu hoặc xuống sức thì tết mỏ để gà dưng lên không chế kết thúc trận đấu (Kinh nghiệm của người làm nước). Thứ ba gà bị bong mỏ hoặc bật mỏ rơi ra thì phải tết lại.
1. Tết mỏ gà cần phải có 2 người. Người phụ ngồi sau con gà, đặt gà về phía trước giữa hai đùi người phụ. Cho ngón tay trỏ của tay phải xỏ ngang qua miệng gà giữa phần mỏ trên và phần mỏ dưới để cho gà há miệng ra, ngón tay cái giữ phía sau sọ gà để khỏi giẫy. Người tết mỏ ngồi đối diện với con gà để thực hiện việc tết mỏ.
2. Lấy đoạn chỉ dài khoảng 1.3mét, cắt 1 miếng băng keo vải hơi xéo xéo vừa đủ để dán vòng 1 phần mỏ trên nơi cần tết. Sau đó để sợi chỉ về phía sau mào gà chỉnh đều hai bên rồi vòng ra phía trước mào gà và thắt hai nút tương thích với khoảng vị trí cần tết cho khỏi tuột. Thắt vừa phải không quá lỏng hoặc quá chặt.
3. Lấy đoạn chỉ bên tay phải làm thành một nút tròn, lòn sợi chỉ bên tay trái qua nút tròn đó, xong đưa nút tròn đó vào mỏ trên của gà. Cầm 2 đầu dây kéo lên cho nút nằm sát vào nhau về phía trên nơi tiếp giáp của mỏ với vùng da gần chân mào.
4. Tiếp tục luân phiên làm nút tròn bên tay phải rồi sang bên trái như đã hướng dẫn cho đến khi nào phần chỉ buộc thành gút trên mỏ trên của gà ra đến ngần phần ngoài đầu mỏ là ngừng thắt gút tết mỏ. Cầm hai đoạn chỉ ở hai tay kéo ngược lên trên và xiết cho các vòng chỉ khớp vào cho chặt rồi thắt chặt mối cuối bằng 2 nút cho thật chắc rồi lấy kéo cắt bỏ đoạn chỉ còn dư cho gọn gàng. Sau đó người làm nước lấy tay nhúm chút cát ướt ở sới và chà vào bên ngoài và bên trong mỏ trên, chỗ vừa được khớp cho gà quen dần với mỏ và lớp chỉ mới vừa được tết.
Lưu ý: Phần tết mỏ này cần những người thực sự chuyên nghiệp vì công việc tương đối phức tạp và thời gian lại ngắn nhất là nghỉ giữa hồ. Người viết nói sơ lược thôi chứ nói trên giấy tờ miệng lưỡi thì khó diễn tả hết.
B. Gà bị bật mỏ:
Trường hợp gà bị đá bật mỏ rất ít nhưng không phải là không xảy ra. Có thể gặp những con chuyên đá vào ngọn mỏ làm mỏ mau bị long chân và lên tang mỏ.
Gà bị bật mỏ thì tết lại theo hướng dẫn đã nêu trên. Gà bị đá rời mỏ thì hơi khó tết lại vì lớp mỏ non bên trong sẽ bị dập, chảy máu nhiều. Nhổ mấy cái lông tơ mềm trong nách non hay gần phần đùi trên gần lông mã và đặt lên mỏ non của gà để cầm máu. Sau đó lấy cái mỏ đã rớt hay mỏ dự phòng mang theo, ướm thử xem có vừa hay không rồi lắp mỏ lại sau đó khâu xiên vào phần thịt non trong mỏ cũ lấy 2 mũi và mỗi mũi một bên rồi tết mỏ gà bằng chỉ như hướng dẫn phần tết mỏ trên. Thường gà đã bị đá bật mỏ thì làm lại và tết mỏ lại chỉ giúp cho gà không bị bể mỏ non và mất máu để tiếp tục thi đấu. Gà được tết mỏ lại sẽ ít mổ hơn vì khi mổ gà sẽ bị thốn, chủ gà không nên đặt nhiều hy vọng rằng gà sẽ cắn đá bình thường.
C. Gà bị đánh trúng huyệt (Ta hay gọi là cáo):
Thường gà bị đánh vào yếu huyệt có thể nằm bại ngay tại sới hoặc chí ít cũng là nhảy nhồng lên kêu oang oác. Trúng đòn cáo gà vụt bỏ chạy ra khỏi sới là do gà bị trúng đòn vào ngang lỗ tai. Nhiều con gà tài khi trúng đòn này chỉ chạy vụt ra khỏi sới trong tích tắc và quay trở lại sới đá tiếp chứ không cần sự can thiệp. Ngoại trừ gà bị trúng đòn quáng quá nặng, mặt mày ngơ ngác. Trong trường hợp này gà cần phải mất một vài phút sau mới tỉnh. Như đã nói ở phần trên, ta nên chú ý khi gà bị cáo nặng không nên cho uống nước nhiều vì bị dễ ngộp nước mà cho uống nhiều ngụm nhỏ từ từ.
D. Gà bị nhíp mắt (Bị đánh xưng kín không nhìn thấy):
Gà bị xưng kín mí mắt trong trận đấu (Không phải gà bị mù). Nếu là ra nhỉ giữa hồ thì ta phải khâu vén mí mắt lên cho gà được mở mắt ra nhìn đối phương. Tránh không lấy khăn nước lau lên viền mắt vì làm như vậy mắt gà bị xót. Thấm nước ở mặt gà cho khô, lấy thuốc nhỏ mắt V-Rohto nhỏ lên viền mí mắt gà để làm mát cho mắt tạo sự linh hoạt hơn, bôi quanh hốc mắt lớp pho mát để tránh cho nước vàng chảy vào mí mắt. Đưa miệng sát vào bên mắt bị nhem và tiếp tục hà hơi ấm vào mắt gà. Sau khi hà hơi ấm vào mắt gà độ 3 lần, mỗi lần chừng 20 – 30 giây sau đó cho gà uống nước và đi lại. Lấy khăn nước đập nhẹ vào đuôi gà và thúc gà đi lại và cho nhìn thấy đối phương, làm gà sung lên và tỉnh táo.
E. Gà bị đâm cựa hoặc móng thái:
Nhiều con sử dụng cựa và móng thái để đâm rất tốt. Vết thương không sâu nhưng gà bị chảy máu lên tang tích. Vết thương do cựa và móng thái gây ra thường không rộng miệng nên khâu lại rất khó. Để chữa vết thương người làm nước lấy miệng hút hết máu đọng trong vết thương ra rồi lấy kim chỉ may khâu lại. Lấy ngón tay bịt vào vết thương khi phun nước, tránh vết thương bị ướt.
G. Gà bị đánh gãy cần về một bên:
Trường hợp gà bị đánh gãy cổ hoặc bị cựa nhét vào lỗ tai mà đầu nghiêng về một bên. Hết hồ ra làm nước ta làm nước chữa thương bình thương cho gà nhưng tuyệt đối không được lắn sửa lại hay dùng bất cứ một liệu pháp chữa trị nào khác để tác động vào cần gà. Cứ để nguyên như vậy rồi cho gà vào đánh bình thường khi có tián hiêu báo thả gà. Tại sao phải như vậy? Theo kinh nghiệm của các cao lão là để cho con gà nó tự chữa trong lúc giao chiến. Liệu pháp này Khánh đã thấy tận mắt khi gà của Khánh đánh gà người ta gãy cần mà người ta không chữa, vào hồ gà mình đánh mấy chân thế là gà họ trở lại bình thường.
H. Gà bị đánh cho mê đầu:
Trong trường hợp gà bị đánh cho mê đầu với điều kiên là chỉ bị gà đối phương đánh đòn tập trung vào đầu, thân người con nguyên và thể lực con tốt nhưng bị mê đầu. Cứ hết hồ ra làm nước ta lấy nước lạnh phun vào làm mát cho gà rối lấy khăn nước vắt sạch lau khô thật nhanh hoặc lấy khăn nóng vắt khô nước lau vào những vị trí đã cắt tỉa long (Dùng nước nóng hoặc lạnh làm nước cho gà là tùy thuộc vàothời tiết mùa đông hoặc mùa hè của miền bắc. Miền Nam thời tiết nóng nhiều thì ta chủ yếu là dùng nước lạnh). Tiếp theo là cho gà đứng hẳn xuống đất rồi lấy nước lạnh nhỏ chút chút đều đều vào đầu gà để cho gà từ từ tỉnh lại, lấy tay búng nhẹ vào hông đít gà cho gà bước đi bước lại nhẹ nhàng vài bước.

 
vần gà chọi


I . Om bóp vào nghệ:
1 . Nguyên liệu om bóp:
700 grams nghệ ta lấy củ nghệ già xay hoặc giã mịn, Xuyên khung thái nhỏ + long lão 20.000 VND (Mua tại hiệu thuốc bắc), 2lít rượu trắng 40 – 45 độ, 1 cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái. Tất cả cho ngâm chung vào với nhau. Sau 1 tháng mang ra dùng. (Muốn cho gà được đỏ đẹp bóng bẩy như cách dùng nghệ miền Nam thì nên cho thêm một chút huyết giác)
2. áp dụng:
Khi gà đã được thử nghiệm kiểm tra và sau khi cắt tai tích và tỉa lông thì ta bắt đầu cho gà vào om bóp vần vỗ theo chế độ.
- Buổi tối sau khi cho gà ăn uống đấy đủ xong thì thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do, dùng 1 cái ly thủy tinh để chứa hỗn hợp thuốc dùng cho việc om bóp. Dùng chổi sơn nhỏ 1 cm hoặc chổi vẽ nhỏ quét hỗn hợp nghệ vào những phần da đã được cắt tỉa lông cho đều một lượt, thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do và để cho khô da rồi nhốt gà lại cho gà đi ngủ.
- Sáng sớm ngày hôm sau ta bắt gà thả ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do một chút sau đó lấy 1 cái khăn mặt bông thấm nước nóng vắt khô khoảng 50% nước, lau qua cho gà một lượt vào những chỗ mà ta đã quét nghệ. Thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một lúc rồi nhốt gà lại.
- Cách vào nghệ này ta làm liên tục 3 ngày do vậy mà nó mới có tên là vào 3.
3. Lưu ý:
- Sau khi gà đánh đấm vần vỗ về 3 ngày sau ta mới vào nghệ cho gà bởi đây là thời gian cho gà nghỉ ngơi dưỡng sức chữa thương.
- Gà thiếu thịt không nên vào nghệ (nếu có vào nghệ thì thật sự phải có kinh nghiệm, bằng không thì coi như là khó nói).
4. Xả nghệ:
- Lá ngải cứu mua về rửa sạch sau đó ta cho vào nồi nhỏ nấu chín.
- Để nước trong nồi sôi lưu diu, ta lấy 1 cái khăn mặt bông khoảng 30 – 45 Cm gấp 2, gấp 4 lại rồi nhúng vào trong nồi nước lá ngải, vắt khô nước khoảng 80 – 90% và nhớ là không được để khăn nóng quá vì khăn nóng quá sẽ làm cháy da gà (Tay cầm khăn quệt qua ta không cầm khăn để kiểm tra độ nóng của khăn) sau đó ủ khăn vào những vị trí mà ta đã cắt tỉa lông rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nhúng lại khăn vào nồi nước rồi vắt khô như đã nói sau đó lau vào những vị trí vừa mới làm và làm lần lượt như vậy cho đến khi hoàn thiện chu trình.
- Cách xả nghệ này ta làm liên tục 4 ngày do vậy mà nó mới có tên là ra 4.

II. Chế độ vần gà:
1. Kỳ đòn 1:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 1 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 4 – 5 ngày vì là gà non.
Tranh thủ thời gian ta cắt tai tích cho gà hoặc cắt trước sau gì đó là do sở thích và quan điểm của từng người. Còn Khánh tui cứ gà gáy rõ tiếng là cắt tai tích.
2. Kỳ hơi 1:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 3 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 9 ngày.
3. Kỳ đòn 2:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 2 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 6 – 8 ngày tùy theo thương tích.
4. Kỳ hơi 2:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 - 35 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 12 - 14 ngày.
5. Kỳ đòn 3:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 4 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 14 - 16 ngày tùy theo thương tích.
6. Kỳ hơi 3:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 30 – 40 – 50 - 60 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 22 ngày.
7. Kỳ đòn 4:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đá đòn khoảng 6 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 - 24 ngày tùy theo thương tích.
(Kỳ này ta có thể cáp độ đá bao trong khoảng 6 hồ thắng thua gì thì hết 6 hồ là bê lên cốt là để lấy kỳ vần. Nhưng vẫn có những con gà tài không đơi tuổi do vậy mà không cần phải vần đủ thời gian giống như công thức, chỉ cần được 4 hồ đòn và 100 phút hơi là cho gà xuất chinh đi chiến đấu được rồi).
8. Lưu ý:
- Gà vụ lông 1: Gà vụ lông 1 sau khi đã kiểm tra đòn lối thấy ok rồi, ta cho gà vào chế độ đến một thời gian nhất định khi gà đã đảm bảo được đầy đủ yếu tố để ra trường thì cứ yên tâm cho ra ( Gà lông 1 rất dễ trong việc vần vỗ).
- Gà vụ lông 2: Gà vụ lông 2 vần vỗ rất mất thời gian và cẩn thận vì chỉ cần nóng vội sơ xuất là có thể hỏng con gà. Do vậy mà khi vần hơi hoặc vần đòn ta đều phải tăng từ từ không được tăng quá nhanh vì nó không giống gà vụ lông 1 bởi nó bị gián đoạn trong thời gian nghỉ thay lông. (Nhưng là gà vụ lông lỡ thì không có vấn đề gì cả, ta vần như gà vụ lông 1).
Gà vụ lông 2 trước khi cho gà vào chế độ, trong thời kỳ gà còn chưa khô lông thì ta nên tập tay cho gà có gân gối vững vàng cứng cáp trước khi đưa vào chế độ.
- Trước khi ra trường ta xả nghệ 5 ngày và không om ngày cuối. mà thả ra chuồng rộng, thoáng mát và tránh mưa nắng để cho gà đi lại thoải mái cho xung gà.
- Sau trận chiến hay kỳ vần ta phải cho gà ngâm chân từ 5 - 20 phút trong nước lạnh, ngâm ngập đến đầu gối để làm mát chân gà và tránh gà bị xưng cụm bàn.
- Khoảng 2 giờ sau thì dùng thuốc nhỏ mắt V-Rohto loại chai màu nâu nhỏ vào mắt gà làm cho sạch cát bụi và trị đau mắt, dùng thuốc bóp lau quét vào cho gà để làm tan đòn mỗi ngày 2 lần sáng chiều.
- Vần xong khoảng 3 – 4 giờ sau cho ăn cơm trộm với thóc ngâm 1 ngày, nếu cẩn thận thì ta cho ăn 2 – 3 ngày (Tùy theo từng trận chiến và sức khỏe của gà).
- Sau các trận đánh đấm 3 – 4 ngay ta cho gà chạy lồng để rèn luyện thể lực. gà chạy lồng xong thước khi nhốt gà ta nên massager cho gà (Chú ý tùy vào thể trạng con gà và mỗi trận đấu để có thể cho gà tập sớm hoặc muộn).
- Do đặc thù của thời tiết miền Bắc mà trong cách thức om bóp theo từng mùa cũng phải linh động cho phù hợp tránh gà bị nhiễm lạnh. Mùa Đông khi om xong tốt nhất là lấy máy sấy tóc sấy khô cho gà rồ sau đó thà ra cho gà vỗ cánh.
- Hàng ngày trước khi gà đi ngủ ta lấy hỗn hợp rượu om gà rồi lấy chổi sơm hoặc chổi vẽ quét vào chân quản gà để cho chân quản gà được khô cứng rắn chắc.
- Về mùa đông lạnh giá ta cho gà nghỉ dưỡng thương 5 ngày/1 hồ đòn vì mùa đông gà hồi phục thể trạng chậm hơn các mùa khác trong năm.

III. Nuôi dưỡng:
1. Thức ăn cho gà:
Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn cho gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn cho gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.
2. Nuôi nhốt gà:
Trong thời gian cho gà vào chế độ om vần ta lên nhốt gà vào chuồng có diện tích tối thiểu 2 m2 nền đất hoặc cát mền, có cầu tre để cho gà nhảy nhót vui chơi. Tối cho gà đi ngủ phải cho vào bồ hoặc chụp nhưng nhớ là phải mắc màn và che đậy cẩn thận tránh muỗi đốt và gió má là ảnh hưởng tới sức khỏe của gà. 

bạn thấy bổ ích và hay thì hãy like ủng hộ mình nhé !


Chúc Vui !!!!!!!!!

Blog Nặc danh

Hi, Nguyễn Nghĩa rất vui khi nhận được những lời chia sẻ, đóng góp kinh nghiệm từ bạn, tôi rất hoan nghênh những chia sẽ kiến thức hữu ích từ bạn.

4 nhận xét: