Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Môn Chọi Gà


Lịch Sử và Gà Nòi

   Cựa gà không chọc thủng áo da !!!.  
Thú chơi gà nòi và truyền thống đá gà tại Việt Nam đã có từ lâu đời, có thể hơn 700 năm trước vào thế kỷ thứ 12. Trong thời gian đầu khi sở thích chơi gà nòi được bắt đầu phát triển cho một số bậc vua chúa quyền quí và sau đó lan rộng ra chốn dân giã, những tài liệu về văn chương được truyền tụng đã bị thất lạc hoặc tiêu huỷ và lấy mất do những lần Việt Nam bị nước Tàu xâm lăng và thống trị. Lịch sử Việt Nam ghi lại những lần trở lại đô hộ Việt Nam, các sách vở quý giá đều bị Tàu tịch thâu và đốt cháy để áp dụng chính sánh "ngu dân" hòng thống trị Việt Nam lâu dài. Những tài liệu hướng dẫn về cách chọn lựa xem tướng gà nòi chỉ xuất hiện gần đây vào thế kỷ thứ 17. Một trong những người tiên phong trong việc biên soạn và để lại cho hậu thế nguồn tài liệu quý giá là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763-1832), một Trung thần có công bình định và xây dựng tỉnh Gia định ngày nay dưới thời vua Gia Long 
Tục truyền Tả Quân Lê Văn Duyệt đã nuôi 5000 con chiến kê để nghiên cứu về các thể loại như Ngũ Hành luận dựa trên sắc lông, phép xem tướng và phép xem vảy. Một trong những thủ bản cẩm nang về gà nòi còn được truyền tụng đến ngày nay là "Kê Kinh" mặc dù do bản sao chép lại đã "tam sao thất bổn" nhưng vẫn còn nhiều giá trị và được các sư kê và các tay chơi gà gối đầu giường và dùng làm "kim chỉ nam" cho việc chọn và xem tướng gà nòi. 

Một điển tích khác trong lịch sử Việt Nam vào thế kỷ thứ 13 đó là dưới thời nhà Trần, cựa gà nòi được nhắc đến trong bài Hịch Tướng Sĩ trong Hưng Đạo Đại Vương Liệt Truyện. Vào thời đó, thú chơi gà nòi đã thành một hiện tượng rất phổ thông trong dân gian. Khi hiểm hoạ của giặc Mông Cổ với một đạo quân hùng hậu dưới thời vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt tràn sang biên giới để xâm lăng nước Đại Việt vào năm 1258. Ở vào tuổi 30 “Tam thập như lập” Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã thống lãnh quân đội để chống lại giặc "Thát Đát". Để cảnh tỉnh binh sĩ và dân chúng chỉ lo mải mê với thú chơi gà nòi mà quên đi mối họa "nước mất nhà tan" ngài đã cảnh tỉnh quân lính bằng lời hiệu triệu: 



"Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp
Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu."

Diễn thơ
Đúng có lúc quân Mông, Thát tới,
Cựa gà không chọc nổi áo da,
Những nghề cờ bạc tinh ma,
Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân?


Ngày nay các tay chơi gà nòi có thể tham khảo về những kỹ thuật nuôi, tập luyện và chuẩn bị gà ra trường từ các tay chơi gà nòi đầy kinh nghiệm và lão luyện đã từng sống tại Hà Nội với giòng gà Mã lại (Mã mái) vào những năm của thập niên '30. Một số những tài liệu, ấn bản về nghệ thuật và văn chương truyền khẩu qua cách chơi gà nòi đã được ghi nhận lại vào thời kỳ tiền chiến (1945). Vào thời này ở miền Bắc có nhiều trường gà (sới) cho các tay chơi gà nòi so tài cao thấp với số người tham dự lên đến cả hàng ngàn người 

   Vua Minh Mạng.   


Môn Chơi Của Bậc Vương Giả
Các triều đại vua chúa Việt Nam ngày xưa thường dùng súc vật để thi đấu hoặc biểu diễn trong những dịp lễ hội đặc biệt. Có ba loại chính được dùng trong thể loại thi đấu là: Hổ Quyền, Chọi Trâu, và Đá Gà. 

Hổ Quyền

   .   
Vua Minh Mạng sinh năm 1791 và băng hà năm 1840. Nhà vua có 40 vợ, 87 hoàng tử và 64 công chúa. 

Năm 1830, vua cho xây "Hổ Quyền" trên bờ sông Hương cách nội thành Huế khoảng 4 kilo mét về hướng Nam. Hổ Quyền rất đựơc các vua nhà Nguyễn ưa chuộng. Hổ đựơc dùng để đấu với voi và thường bị voi quật chết.

Sử ta có ghi lại chuyện con nuôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi dùng tay không đả hổ trong dịp Sứ Thần Xiêm La (Thái Lan) ghé thăm khiến họ kinh phục. 

Đá Gà

   Một trận thư hùng.   
Trong khi "Hổ Quyền" là một nghệ thuật biểu diễn võ thuật được tổ chức trong giới hạn của cung đình cho các bậc vua chúa thưởng ngoạn thì "Chọi trâu" và "Đá gà" là hai thú vui dân gian. Tuy nhiên phải nói đá gà là một trong những loại thi đấu được nhiều người ưa thích và tham dự. Ngoài những bậc như vua, chúa và các quan cận thần chơi gà phải kể đến Tả Quân Lê Văn Duyệt và Nguyễn Nhạc (nhà Tây Sơn 1778 - 1802). 

Nhiều chuyện được dân gian truyền khẩu kể lại về Nguyễn Nhạc là người rất mê gà nòi, chính ông là người đã bỏ công ra sưu tầm về môn "Kê Quyền" là môn võ dựa trên các thế đánh và ra đòn của gà nòi. Ngày nay những thế võ này vẫn được lưu truyền lại tại vùng Bình Định thuộc miền Trung Việt Nam.


   Những mẫu tem thư gà nòi đựơc chính quyền Việt Nam phát hành nói lên nét đặc sắc của truyền thống đá gà trong các dịp Tết và lễ hội.   
Gà nòi trong lịch sử và sinh họat.
Muốn hiểu rõ hơn về truyền thống đá gà tại Việt nam thì cần phải hiểu thấu đáo chữ "Nòi" trong văn chương bác cổ. Chữ "Nòi" được dùng cách đặc biệt để nói về truyền thuyết xuất xứ của người Việt ngày nay. Bốn chữ "Nòi Giống Tiên Rồng" mang một ý nghĩa sâu đậm về nguồn gốc và bản sắc dân tộc. Truyền thuyết "Tiên Rồng" được dùng để nói đến người Việt ngày nay là hậu duệ của "Cha Rồng" và "Mẹ Tiên" một giòng dõi có một không hai trong lịch sử nhân loại. Có nhiều điểm tương đồng khi nói đến giống Linh vật như rồng và gà nòi. Rồng là một Linh vật có những đặc điểm nổi bật như sức mạnh vô song, dũng cảm trước kẻ thù và không chịu khuất phục. Gà nòi cũng có những đặc tính tương tự nhưng rồng chỉ xuất hiện trong truyện hay truyền thuyết của văn chương nên gà nòi có thể nói là loài vật mang nhiều đặc tính như loài Linh vật nhưng lại rất gần gũi với con người. Có thể đó là một trong những lý do mà người Việt ưa thích nuôi gà nòi. 

Trong lịch sử nước nhà, dân tộc Việt luôn luôn nổi dậy để chống bạo quyền và ngoại xâm không chịu khuất phục trước sức mạnh của ngoại xâm. Sự bất khuất và dũng cảm của dân Việt có những điểm tương đồng với sự bất khuất và dũng cảm của gà nòi. Nếu không kể đến rồng là biểu tượng trong tưởng tựơng thì có thể nói gà nòi là biểu tượng hoàn hảo nhất cho sự dũng cảm và bất khuất của dân Việt. Những người mê gà nòi là những người có những tánh nét đặc biệt hiếm có. Ngay cả những tay mê gà ở Mỹ cũng tự xem mình thuộc thành phần "special breed", (loài đặc biệt.)

Trong thời gian dịch cúm gà hoành hành tại Việt Nam vào năm 2003, chính quyền đã tịch thâu và hủy diệt một số gia cầm rất lớn nhằm chận đứng bệnh dịch có thể lan tràn ra những vùng khác. Có những người yêu gà nòi đã bất bình thốt lên: "Gà nòi còn, nước Việt còn. Gà nòi mất, nước Việt mất". Câu nói này nói lên tinh thần bất khuất của gà nòi trong mỗi người dũng sĩ Việt Nam mà gà nòi là biểu tượng thực tế. Một khi lòng dũng cảm đấu tranh của con người mất đi thì tổ quốc của họ cũng sẽ bị mất. 

Mặc dầu được dựa trên một thành ngữ đã có sẵn và thay đổi hai chữ “tiếng Việt” thành hai chữ “gà nòi” trong câu "Tiếng Việt còn, nước Việt còn, tiếng Việt mất, nước Việt mất" nhưng nếu xem lại lịch sử nước nhà trong quá trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã đánh bại nhiều kẻ thù có khả năng về quân sự và nhân lực gấp bội lần. Những dũng tướng điều binh góp phần để bảo vệ giang sơn gấm vóc được biết trong lịch sử Việt Nam như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Nhạc là những người am tường về cách nuôi cũng như thú chơi đá gà. Đặc tính can đảm của gà nòi có thể nói phần nào ảnh hưởng đến cá tính và gây phấn khích trong cuộc chiến nhưng nếu gà nòi bị tuyệt chủng hay mất đi thì tinh thần chiến đấu và sự hứng thú của người trong thời thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Trong nghệ thuật gà nòi, các tay chơi mới vào nghề tỏ sự kính trọng và khâm phục đến các sư kê và lớp đàn anh trong nghề lâu năm là một trong những đặc tính ‘bất di bất dịch’ trong võ thuật và truyền thống chơi gà nòi của người Việt Nam. Người chủ kê chỉ được các tay chơi gà biết đến nếu con gà lập được công trạng. Qua kinh nghiệm và cách săn sóc luyện tập mỗi một con gà nòi ra trường đều mang niềm tự hào cho người chủ kê. Các tay chơi gà thường bỏ nhiều thời gian chăm sóc gà nòi và đôi khi dẫn đến sự ham mê thái quá. Khi nghe tiếng một con chiến kê tài giỏi thì dầu xa xôi đến đâu cũng tìm đến và nài mua cho bằng được. Người chủ kê mà có một con chiến kê quý thì ngoài vấn đề tiền bạc bỏ ra, chủ kê còn giành nhiều thời gian để chăm sóc cho con gà của mình và đến nước này thì vai trò có thể đảo ngược lại và không biết người làm chủ gà hay gà làm chủ người. 


   Một trận gà ở Hà Nội.   
Người Việt Nam và các dân tộc Á Châu nói chung không muốn mất mặt cho dù bằng một lý do nhỏ nhặt nhất, trong lãnh vực này thì không kể sang hèn, giầu hay nghèo đều như nhau. Từ đặc tính văn hóa cổ truyền này, Đạo Kê được thành hình và ra đời. Nó là văn hoá của giưới thượng lưu biết chữ vì họ phải thông suốt những tài liệu đá gà đựơc viết bằng Hán văn hoặc Hán Việt như Kê Kinh. Kinh sách và tài liệu qúy báu thừơng chỉ đựơc lưu truyền giữa những giưới thượng lưu và có tính cách bí truyền không thoát ra cho người ngoài. 

Những người trẻ tuổi chập chững bước vào thú chơi đá gà thường "tầm thầy học đạo" trong quan hệ sư phụ và đệ tử. Đối với một sư kê thì nỗi sung sướng và tự hào lớn nhất của họ là khi dòng gà của mình ra trường đá thắng một con gà lừng danh khác đã có tên tuổi trên chốn giang hồ. Những trận gà "để đời" như thế được kể lại và truyền miệng trong giới mộ điệu, tên tuổi của họ được nhiều người nể nang và biết đến. 

Các sư kê thường giữ dòng gà riêng cho mình và không muốn thất thoát ra ngoài, đây là lý do tại sao gà mái gốc không được bán ra. Họ lo ngại khi dòng gà lọt ra ngoài sẽ giúp cho các đối thủ khám phá ra thế đá riêng của giòng gà đó và tìm cách khắc phục. Câu thành ngữ của ông bà ngày xưa “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” không những chỉ áp dụng trong binh nghiệp mà còn được áp dụng trong phép đá gà. Các dòng gà nổi tiếng vô địch thường vô gía và không thể nào mua cho dù ngay cả từ bạn bè thân.

Ngày nay người Việt Nam vẫn tổ chức các buổi thi đá gà vào những dịp Tết đầu năm để giữ tập tục cổ truyền của cha ông. Các nông gia trong làng mạc cũng thường tổ chức những buổi đá gà để giao lưu và phát triển dòng gà của mình. 
Published: By: Nặc danh - 00:59

Cách om bóp cho gà chọi


Chào bạn! Để có được con gà chọi hay, nghĩa là khi lâm trận, thắng nhiều hơn thua hoặc chưa từng nếm mùi thất bại thì đó không phải là chuyện dễ dàng. Một tay chuyên cá độ gà cho biết: Một “chiến binh” khỏe ( chỉ con gà chọi ) phải hội đủ vài yếu tố sơ đẳng: Mỏ diều hâu, đầu chim công, đuôi úp nơm, cánh óp hình vỏ trai, trụ vững trãi… Ngoài ra phải tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, có cốt cách của gà chọi như phản xạ tốt, ra đòn hiểm, ác, tiếng gáy to vang…
Bạn cần thực hiện một số kỹ thuật om, vần, nuôi dưỡng thật cẩn thận, kỹ lưỡng.
Om bóp vào nghệ: 
1 . Nguyên liệu om bóp:
700 grams nghệ ta lấy củ nghệ già xay hoặc giã mịn, Xuyên khung thái nhỏ + long lão 20.000 VND (Mua tại hiệu thuốc bắc), 2lít rượu trắng 40 – 45 độ, 1 cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái. Tất cả cho ngâm chung vào với nhau. Sau 1 tháng mang ra dùng. (Muốn cho gà được đỏ đẹp bóng bẩy như cách dùng nghệ miền Nam thì nên cho thêm một chút huyết giác)
2. áp dụng:
Khi gà đã được thử nghiệm kiểm tra và sau khi cắt tai tích và tỉa lông thì ta bắt đầu cho gà vào om bóp vần vỗ theo chế độ.
- Buổi tối sau khi cho gà ăn uống đấy đủ xong thì thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do, dùng 1 cái ly thủy tinh để chứa hỗn hợp thuốc dùng cho việc om bóp. Dùng chổi sơn nhỏ 1 cm hoặc chổi vẽ nhỏ quét hỗn hợp nghệ vào những phần da đã được cắt tỉa lông cho đều một lượt, thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do và để cho khô da rồi nhốt gà lại cho gà đi ngủ.
- Sáng sớm ngày hôm sau ta bắt gà thả ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do một chút sau đó lấy 1 cái khăn mặt bông thấm nước nóng vắt khô khoảng 50% nước, lau qua cho gà một lượt vào những chỗ mà ta đã quét nghệ. Thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một lúc rồi nhốt gà lại.
- Cách vào nghệ này ta làm liên tục 3 ngày do vậy mà nó mới có tên là vào 3.
3. Lưu ý:
- Sau khi gà đánh đấm vần vỗ về 3 ngày sau ta mới vào nghệ cho gà bởi đây là thời gian cho gà nghỉ ngơi dưỡng sức chữa thương.
- Gà thiếu thịt không nên vào nghệ (nếu có vào nghệ thì thật sự phải có kinh nghiệm, bằng không thì coi như là khó nói).
4. Xả nghệ:
- Lá ngải cứu mua về rửa sạch sau đó ta cho vào nồi nhỏ nấu chín.
- Để nước trong nồi sôi lưu diu, ta lấy 1 cái khăn mặt bông khoảng 30 – 45 Cm gấp 2, gấp 4 lại rồi nhúng vào trong nồi nước lá ngải, vắt khô nước khoảng 80 – 90% và nhớ là không được để khăn nóng quá vì khăn nóng quá sẽ làm cháy da gà (Tay cầm khăn quệt qua ta không cầm khăn để kiểm tra độ nóng của khăn) sau đó ủ khăn vào những vị trí mà ta đã cắt tỉa lông rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nhúng lại khăn vào nồi nước rồi vắt khô như đã nói sau đó lau vào những vị trí vừa mới làm và làm lần lượt như vậy cho đến khi hoàn thiện chu trình.
- Cách xả nghệ này ta làm liên tục 4 ngày do vậy mà nó mới có tên là ra 4.
Chế độ vần gà: 
1. Kỳ đòn 1:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 1 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 4 – 5 ngày vì là gà non.
Tranh thủ thời gian ta cắt tai tích cho gà hoặc cắt trước sau gì đó là do sở thích và quan điểm của từng người. Còn Khánh tui cứ gà gáy rõ tiếng là cắt tai tích.
2. Kỳ hơi 1:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 3 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 9 ngày.
3. Kỳ đòn 2:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 2 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 6 – 8 ngày tùy theo thương tích.
4. Kỳ hơi 2:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 - 35 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 12 - 14 ngày.
5. Kỳ đòn 3:
Ta tìm con gà bằng chạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 4 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 14 - 16 ngày tùy theo thương tích.
6. Kỳ hơi 3:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 30 – 40 – 50 - 60 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 22 ngày.
7. Kỳ đòn 4:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đá đòn khoảng 6 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 - 24 ngày tùy theo thương tích.
(Kỳ này ta có thể cáp độ đá bao trong khoảng 6 hồ thắng thua gì thì hết 6 hồ là bê lên cốt là để lấy kỳ vần. Nhưng vẫn có những con gà tài không đơi tuổi do vậy mà không cần phải vần đủ thời gian giống như công thức, chỉ cần được 4 hồ đòn và 100 phút hơi là cho gà xuất chinh đi chiế đấu được rồi).
8. Lưu ý:
- Gà vụ lông 1: Gà vụ lông 1 sau khi đã kiểm tra đòn lối thấy ok rồi, ta cho gà vào chế độ đến một thời gian nhất định khi gà đã đảm bảo được đầy đủ yếu tố để ra trường thì cứ yên tâm cho ra ( Gà lông 1 rất dễ trong việc vần vỗ).
- Gà vụ lông 2: Gà vụ lông 2 vần vỗ rất mất thời gian và cẩn thận vì chỉ cần nóng vội sơ xuất là có thể hỏng con gà. Do vậy mà khi vần hơi hoặc vần đòn ta đều phải tăng từ từ không được tăng quá nhanh vì nó không giống gà vụ lông 1 bởi nó bị gián đoạn trong thời gian nghỉ thay lông. (Nhưng là gà vụ lông lỡ thì không có vấn đề gì cả, ta vần như gà vụ lông 1).
Gà vụ lông 2 trước khi cho gà vào chế độ, trong thời kỳ gà còn chưa khô lông thì ta nên tập tay cho gà có gân gối vững vàng cứng cáp trước khi đưa vào chế độ.
- Trước khi ra trường ta xả nghệ 5 ngày và không om ngày cuối. mà thả ra chuồng rộng, thoáng mát và tránh mưa nắng để cho gà đi lại thoải mái cho xung gà.
- Sau trận chiến hay kỳ vần ta phải cho gà ngâm chân từ 5 - 20 phút trong nước lạnh, ngâm ngập đến đầu gối để làm mát chân gà và tránh gà bị xưng cụm bàn.
- Khoảng 2 giờ sau thì dùng thuốc nhỏ mắt V-Rohto loại chai màu nâu nhỏ vào mắt gà làm cho sạch cát bụi và trị đau mắt, dùng thuốc bóp lau quét vào cho gà để làm tan đòn mỗi ngày 2 lần sáng chiều.
- Vần xong khoảng 3 – 4 giờ sau cho ăn cơm trộm với thóc ngâm 1 ngày, nếu cẩn thận thì ta cho ăn 2 – 3 ngày (Tùy theo từng trận chiến và sức khỏe của gà).
- Sau các trận đánh đấm 3 – 4 ngay ta cho gà chạy lồng để rèn luyện thể lực. gà chạy lồng xong thước khi nhốt gà ta nên massager cho gà (Chú ý tùy vào thể trạng con gà và mỗi trận đấu để có thể cho gà tập sớm hoặc muộn).
- Do đặc thù của thời tiết miền Bắc mà trong cách thức om bóp theo từng mùa cũng phải linh động cho phù hợp tránh gà bị nhiễm lạnh. Mùa Đông khi om xong tốt nhất là lấy máy sấy tóc sấy khô cho gà rồ sau đó thà ra cho gà vỗ cánh.
- Hàng ngày trước khi gà đi ngủ ta lấy hỗn hợp rượu om gà rồi lấy chổi sơm hoặc chổi vẽ quét vào chân quản gà để cho chân quản gà được khô cứng rắn chắc.
- Về mùa đông lạnh giá ta cho gà nghỉ dưỡng thương 5 ngày/1 hồ đòn vì mùa đông gà hồi phục thể trạng chậm hơn các mùa khác trong năm.
Nuôi dưỡng: 
1. Thức ăn cho gà:
Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn cho gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn cho gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.
2. Nuôi nhốt gà:
Trong thời gian cho gà vào chế độ om vần ta lên nhốt gà vào chuồng có diện tích tối thiểu 2 m2 nền đất hoặc cát mền, có cầu tre để cho gà nhảy nhót vui chơi. Tối cho gà đi ngủ phải cho vào bồ hoặc chụp nhưng nhớ là phải mắc màn và che đậy cẩn thận tránh muỗi đốt và gió má là ảnh hưởng tới sức khỏe của gà.


Published: By: Nặc danh - 00:56

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Cách Om Gà

Gà chọi nguyễn nghĩa

 Gà sau khi đã cắt lông vào vần thì người ta chia làm 2 công đoạn chính để nuôi 1 con gà chiến là om gà vào nghệ :
 om gà: công việc này phải làm hàng ngày tốt nhất bạn chưa quen thì sau khi vần 3 ngày thì hẵng om. thành phần chủ đạo gồm có chè khô , nghệ; ngải cứu ( chè bạn mua loại đểu thôi cũng được , nghệ nên đặt mua loại nghệ cái , già củ như khoai sọ mỗi nồi om chỉ cần 1 củ rửa sạch, giã nhỏ , ngải cứu thì già càng tốt ) cho hỗn hợp vào nồi đun sôi sau đó cho nhỏ lửa sau đó om. khi om thì ta gấp khăn nhúng vào nồi vắt kiệt khăn, sau đó ta vỗ nhẹ khắp mái tảng , hầu , đốc cổ , chằng vai nhằm giúp con gà quen khăn ; giảm bớt nhiệt , xoè khăn ra cảm thấy tay mình chịu đc thì khăn đầu tiên bạn vuốt vào mỏ con gà sau đó om tiếp dọc xuống cổ , đốc cần , chằng vai, không nên ấp khăn lâu; xoa mạnh sẽ làm bỏng; teo hết cơ gà , làm gà sợ om. với gà tơ thì bạn chỉ cần 2 khăn ở đầu; cổ gà. tiếp đến là 2 bân nách , hông; quả táo, khi om ở khu vực này cần để ý ko rất dễ mất gân gà. trước tiên bạn xoè khăn ra lau sạch mặt dưới của cánh( nơi này thường két bẩn) sau đó khăn đã nguội bớt thì bạn xoa nhẹ quả táo , nách, vuốt xuôi xuống hông sau đó cuối cùng mới tới đùi , gà tơ, mộc cũng chì cần mỗi bên 2 khăn, nếu khăn ban đầu nóng quá thì bạn ấp, vỗ dưới đít gà trước rồi lau, xoa những phần nêu trên, khăn cuối thì vuốt xuống chân, lau sạch chân cho gà. tiếp đến là om đít , bạn ấp , vỗ , lau sạch phần đít; háng gà, sau đó đưa khăn đánh 2 bên thăn lườn( xoè khăn ra vòng tay lên lưng luồn vào 2 bên nách day nhẽ rồi vuốt dọc xuống đuôi) cuối cùng là xoè khăn ra phủ lên tay bế con gà lên 1 tay giữ lên lưng lắc tay nhằm làm con gà khi đá đỡ chảy. khi om nhớ om cả phía trước' ngực , đầu lườn, khoé mắt , khoé mào nhằm vệ sinh sạch sẽ cho con gà, với gà già , gà cứng thì tăng lượng khăn lên nhằm làm sao phù hợp với độ tuổi , độ bụi, trạng cân; thể trạng gầy hay béo của con gà mà ta tăng hay giảm mức độ day xoa , lượng khăn om vào con gà cho phù hợp. chú ý trước ngày vần 1 ngày; ngày đi đá 2 ngày nên bỏ om, phơi chỉ xoa nhẹ thôi.khi om mái tảng cần ấp khăn nhiều nhất để tránh bị phồng khi đá , sau đó là phía trc' đốc cần , ngực con gà là những nôi hay phải chịu đòn nhất , tiếp đến là chằng cần giúp con gà cứng cáp, chịu đè hơn.
 vào nghệ : chỉ nên vào cho gà từ 10 tháng tuổi trở ra; thể trạng con gà bình thường , khoẻ mạnh , hơi béo còn lại không nên vào. khi gà vần xong , vệ sinh sạch sẽ để con gà ra cho khô ráo sau đó ta lấy 1 nửa củ nghệ cái, rửa sạch , giã nhuyễn, cho 3 thìa cafe nghệ sài gòn vào cho rượu trắng vào sao cho sền sệt như cháo đặc là được, khuấy đều lên dùng chổi sơn loại nhỏ ( 2 nghìn 1 cái thì phải ) quét khắp cơ thể con gà trừ những cho có lông bao phủ, cẩn thận tránh để vào mồm , mắt gà , khi vào nghệ tránh vào đầu gối gà vì làm kém gân gà, cho gà ra phơi tuỳ theo mà phơi nhiều hay ít cứ trong khoảng 1 đến 2 tiếng là đc, nếu gà tơ thì vào nghệ được khoảng 2 đến 3 tiếng thì ra nghệ còn gà già hay béo thì ta xoa tay cho rụng hết nghệ đi nếu béo quá ta quét thêm lượt nữa rồi cho ra phơi tiếp, chiều đến ta xoa tay cho rụng hết nghệ rồi cho đi ngủ nhằm tránh để nghệ cắn gà làm gà khó ngủ. ra nghệ ta đun nồi nc' chè xanh thêm chút ngải cứu rồi nhúng khăn như om chườm, lau sạch con gà. Gà vừa vần xong vào nghệ nhằm cho nghệ dính; giắt vào các vết thương giúp nhanh tan đòn ; bong vảy đòn hơn, tuỳ từng thể trạng; thời gian nghỉ giữa 2 kì vần mà cách khoảng 5 đến 7 ngày ta vào cho 1 lần nghệ nữa  nhằm săn da; giữ phom gà vì thông thường sau khi vần gà ta hay cho ăn mồi để phát triển cơ vào nghệ sẽ làm rút bớt lượng nước dư thừa khi cho ăn mồi.
 rượu đòn bạn có thể tham khảo rượu đòn 3 lợi có viết bài trong diễn đàn ngâm lấy 1 thang dùng dần , nhớ chú ý khi dùng loại rượu này , rượu nguyên chất chỉ nên quét chân còn nếu quét vào ng thì phải pha loãng gấp 2,3 lần vì rượu rất nóng, nếu vào nghệ thỉ 4 phần rượu trắng / 1 phần rượu đòn mà thôi
 chúc anh em nuôi tốt. 
Hãy yêu thương say đắm nồng nhiệt, có thể bạn sẽ bị tổn thương nhưng đó là cách để bạn sống trọn vẹn cuộc đời này
Published: By: Nặc danh - 16:40

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Hiểu biết về gà chọi


Kỹ thuật chọn và nuôi gà chọi sung sức 

Gà chọi nuôi không phải để lấy thịt mà để đá (chọi). Vì vậy việc nuôi thành công một con gà chọi tốt là một 
việc rất khó. Các hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một chú gà chọi tốt.    
  

Thứ nhất: Chọn giống gà chọi


Chọn giống là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.
Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi. 

Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.



Thứ 2: Luyện tập cho gà chọi: "Nhất khỏe nhì tài"

Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúaa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất ...Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.

Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ.



Published: By: Nặc danh - 21:44